Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 174
Tháng 05 : 1.948
Tháng trước : 74.174
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số giải pháp tiếp tục phát huy thành tích của Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới

Những năm qua, tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đoàn kết, nhất trí, quán triệt và hoàn thành tốt các nội dung, chỉ tiêu phong trào Thi đua Quyết thắng với nhiều giải pháp, hình thức sáng tạo, đạt hiệu quả thiết thực. Qua đó, đã tạo động lực để mỗi cán bộ, giảng viên trong khoa nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng tập thể Khoa vững mạnh toàn diện, nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, lập thành tích cao nhất hướng tới chào mừng Đại hội Thi đua quyết thắng Học viện Lục quân giai đoạn 2014 - 2019.

Toàn Học viện đang ra sức thực hiện đợt Thi đua cao điểm 75 Ngày hành động sáng tạo, quyết thắng chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Cán bộ, giảng viên trong Khoa đã phát huy tính tích cực, chủ động, tinh thần đổi mới, sáng tạo, hăng hái, hoàn thành tốt các nội dung, chỉ tiêu thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thi đua ái quốc và các Nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương về công tác thi đua - khen thưởng và phong trào Thi đua Quyết thắng của Học viện. Lãnh đạo, chỉ huy Khoa luôn nhận thức sâu sắc: việc quán triệt, triển khai thực hiện phong trào thi đua có ý nghĩa rất quan trọng, là xuất phát điểm của mọi thành công. Bước vào đầu các năm học, trên cơ sở Nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy Học viện, Chỉ thị đào tạo của Giám đốc, nội dung thi đua quyết thắng của Học viện, Chi ủy, Chi bộ, Chỉ huy Khoa đã cụ thể hóa thành Nghị quyết lãnh đạo, nội dung thi đua ở cấp mình, tổ chức sinh hoạt dân chủ rộng rãi, bàn bạc kỹ lưỡng về mục tiêu phấn đấu, các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện. Trên cơ sở đó, từng cá nhân cán bộ, giảng viên xác định động cơ, đăng ký phấn đấu và tổ chức thực hiện nghiêm túc.

05 năm qua (2014 - 2019), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện. Sự giúp đỡ, phối hợp công tác của các cơ quan chức năng và các đơn vị bạn; tinh thần đoàn kết, đồng thuận, vượt khó vươn lên, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, ý chí, quyết tâm, động cơ thi đua đúng đắn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong Khoa nên tập thể, cá nhân đã đạt được nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: 02 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng “cờ thi đua” (năm học 2017 - 2018, 2018 - 2019), 02 lần được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng “bằng khen” (năm học 2017 - 2018, 2018 - 2019), 01 lần được Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tặng “bằng khen” (năm học 2015 - 2016), 02 lần được Học viện tặng “cờ thi đua” (năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018), 02 lần được Học viện tặng danh hiệu “đơn vị Quyết thắng” (năm học 2015 - 2016, 2018 - 2019) và 12 lần được Học viện tặng “bằng khen”, 07 “giấy khen”, 01 lần được tặng danh hiệu “đơn vị tiên tiến”; 02 lần Chi bộ được tặng giấy khen (năm học 2016 - 2017, 2018 - 2019) và 01 lần được công nhận tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh (năm học 2013 - 2014) và nhiều cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Bằng khen, Giấy khen, Chiến sĩ tiên tiến. Đây là niềm vinh dự, tự hào, động lực lớn lao để cán bộ, giảng viên trong Khoa tiếp tục nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng Khoa trong những năm tới luôn nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội còn có khó khăn, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Học viện ngày càng cao, Khoa có nhiều môn học, chủ đề mới phải chuẩn bị từ đầu, lực lượng giảng viên còn mỏng, cán bộ, giảng viên của Khoa, Tổ có sự biến động; đời sống hậu phương, gia đình của một số cán bộ, giảng viên còn khó khăn...đòi hỏi cán bộ, giảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong các nhiệm vụ được giao.

Theo đó, để phát huy những thành tích đã đạt được, để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là “đòn bẩy”, kích thích cá nhân, tập thể hăng say làm việc, phát huy hết khả năng, kinh nghiệm của mình trong từng nhiệm vụ, góp phần tô thắm thành tích của Khoa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện trong giai đoạn mới, cần phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Một là, Chi ủy, chỉ huy Khoa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong quá trình xây dựng Khoa

Bản chất của thi đua, khen thưởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua mà là hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của mọi người, của tập thể và lợi ích của đơn vị. Động cơ thi đua là lực thúc đẩy bên trong của cán bộ, giảng viên trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, là tổng hòa những nhân tố tình cảm, ý chí, niềm tin với phong trào thi đua. Động cơ thi đua hình thành trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của thi đua, thể hiện sâu sắc nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, giảng viên đối với sự phát triển của Khoa. Trên cơ sở xây dựng động cơ đúng mà xây dựng quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu của phong trào thi đua. Để làm được điều đó, Chi ủy, chỉ huy Khoa phải tập trung làm tốt công tác giáo dục, quán triệt nội dung, chỉ tiêu, ý nghĩa của phong trào thi đua nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên. Từ đó, xác định nội dung, chỉ tiêu thi đua sát, đúng, phù hợp với thực tế của Khoa.

Hai là, phát huy vai trò trách nhiệm của các Bộ môn, các giảng viên trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào thi đua

Phát huy vai trò trách nhiệm của các Bộ môn, các giảng viên là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự nhất trí cao về nhận thức, tư tưởng, thống nhất hoạt động đồng bộ nhịp nhàng trong thực hiện phong trào thi đua. Trước hết, phải tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi ủy, chỉ huy Khoa, coi đây là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua. Đối với đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy Khoa phải xác định đẩy mạnh phong trào thi đua là nhiệm vụ, chức trách của mình, phải nhận thức đúng vai trò quan trọng của thi đua, từ đó đề cao trách nhiệm, năng lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Bản thân cán bộ Khoa, Bộ môn phải gương mẫu, thực sự là đầu tàu để cổ vũ, động viên cán bộ, giảng viên tham gia phong trào thi đua.

Ba là, tích cực, chủ động bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua

Điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục, thu hút mọi người tích cực tham gia thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Thông qua cá nhân điển hình tiên tiến để rút ra những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt, bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào thi đua. Phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến là việc làm hết sức công phu, đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy Khoa phải đi sâu, đi sát với phong trào thi đua. Nội dung bồi dưỡng toàn diện trên tất cả các mặt, chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực, phương pháp, động cơ thi đua đúng đắn, ý thức trách nhiệm, biết quý trọng và phát huy tác dụng trong mọi thời gian, có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tổ chức kỷ luật trong thực hiện phong trào thi đua, khắc phục tư tưởng thỏa mãn, dừng lại, tự cao, tự đại. Bồi dưỡng các điển hình tiên tiến bằng nhiều biện pháp như giao nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với động viên, khích lệ, đặt ra yêu cầu cao để họ phấn đấu rèn luyện. Tránh hiện tượng áp đặt, chủ quan cố tạo ra điển hình, khắt khe trong xây dựng điển hình hoặc đề cao quá mức phản tác dụng.

Bốn là, tổ chưc sơ, tổng kết, biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong phong trào thi đua

Đây là biện pháp rất quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức thi đua nhằm đánh giá đúng thành tích, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Trong quá trình bình xét khen thưởng phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: Chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đoàn kết nhất trí, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng người, đúng thành tích, tránh chủ quan, đơn giản. Vấn đề mấu chốt trong công tác sơ, tổng kết phong trào thi đua là đúc rút tìm ra được những kinh nghiệm hay, chọn được tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, đồng thời khen thưởng đúng mức để động viên mọi người phấn đấu thực hiện tích cực hơn nữa.

Chúng ta luôn tin tưởng, với những giải pháp thiết thực nêu trên, có thể khẳng định phong trào Thi đua Quyết thắng ở Khoa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong những năm qua luôn là “động lực”, “đòn bẩy” thúc đẩy cán bộ, giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; góp phần trực tiếp xây dựng Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Khoa vững mạnh toàn diện, tô thắm thêm truyền thống Học viện Lục quân anh hùng trong giai đoạn mới./.

N.Q.D


Tác giả: KMLNTTHCM. Nguyễn Quốc Duy
Tổng số điểm của bài viết là: 32 trong 12 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?