• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.524
Tháng 12 : 41.488
Tháng trước : 51.575
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng quan về những thay đồi cơ bản của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 so với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008

Ngày 31/12/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 4109/QĐ-BKHCN về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Để góp phần giúp các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng xây dựng, áp dụng, chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng từ phiên bản TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản tiêu chuẩn mới TCVN ISO 9001:2015, nội dung bài viết này đưa ra các điểm thay đổi mới giữa hai tiêu chuẩn như sau:

 1. Cấu trúc của tiêu chuẩn, thuật ngữ khái niệm mới

Nhằm mục đích hài hòa các tiêu chuẩn quản lý hệ thống, hướng tới một “hệ thống quản lý chung”, nhóm Điều phối kỹ thuật chung của tổ chức ISO (Joint Technical Coordination Group - JTCG) đã đề xuất mt cấu trúc cấp cao (High Level Structure) cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO trong đó tiêu đề, trình t của các điều khoản lớn đều giống nhau, cấu trúc mới này cho phép các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tích hp nhiều hệ thống quản lý một cách d dàng hơn, giảm thiểu được các tài liệu, các yêu cầu chung giữa các tiêu chun quản lý khác nhau. Tổ chức ISO đã đưa đề xuất của JTCG vào ISO Directives Part 1:2012 “Annex SL” (tạm dịch là “Phụ lục SL” của Chỉ thị Phần 1:2012 của ISO) và xác định cấu trúc, định dạng chung cho tất cả các tiêu chuẩn quản lý mới của ISO cũng như các phiên bản mới của những tiêu chuẩn hiện tại. Theo đó, ít nhất 30% phần nội dung của các tiêu chuẩn sẽ giống hệt nhau và một cơ sở từ vựng chung sẽ được thiết lập và sử dụng chung.

Chính vì vậy, trong lần sửa đổi này có sự khác biệt lớn nhất giữa tiêu chuẩn cũ và mới là cấu trúc. Phiên bản TCVN ISO 9001:2008 có 5 phần chính (từ điều khoản 4 đến điều khoản 8) và dựa trên 8 nguyên tắc quản lý chất lượng; Phiên bản TCVN ISO 9001:2015 mới có 5 phần chính (từ điều khoản 4 đến điều khoản 10) vì phiên bản mới sử dụng định dạng Phụ lục SL và dựa trên 7 nguyên tắc quản lý chất lượng, bỏ nguyên tắc quản lý hệ thống so với phiên bản cũ vì chính bản thân việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001 là việc xây dựng một hệ thống quản lý là hiện thân của nguyên tắc này.

Trong tiêu chuẩn mới đưa vào một trong những điểm mới đó là tư duy dựa trên rủi ro, do đó không còn đề cập đến yêu cầu “Hành động phòng ngừa” như ở tiêu chuẩn cũ. Với cách tiếp cận này, sẽ giúp cho một cơ quan, tổ chức dễ dàng áp dụng nhiều tiêu chuẩn, vì các tiêu chuẩn này chia sẻ các yêu cầu cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, cách này có thể gây ra một số gián đoạn trong ngắn hạn do các tổ chức cần thời gian để làm quen với cấu trúc mới.

Tiêu chuẩn mới đưa một số khái niệm mới, yêu cầu mới được sử dụng trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Bảng dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số thay đổi quan trọng trong thuật ngữ liên quan giữa TCVN ISO 9001:2015 và TCVN ISO 9001:2008.

TCVN ISO 9001:2008

TCVN ISO 9001:2015

Sản phẩm

Sản phẩm và dịch vụ

Tài liệu, Sổ tay chất lượng, thủ tục dạng văn bản, hồ sơ,...

Thông tin dạng văn bản

Môi trường làm việc

Môi trường cho việc thực hiện các quá trình

Thiết bị theo dõi và đo lường

Nguồn lực theo dõi và đo lường

Sấn phẩm được mua

Sản phẩm và dịch vụ được cung cấp

Nhà cung ứng

Nhà cung cấp từ bên ngoài

Không có

Bối cảnh của tổ chức

Không có

Tư duy dựa trên rủi ro

Không có

Tri thức của tổ chức

Cử Đại diện lãnh đạo làm QMR

Lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm

Bắt buộc có Sổ tay chất lượng và 6 thủ tục bắt buộc

Không có yêu cầu

2. Bối cảnh của cơ quan, tổ chức

Không giống như tiêu chuẩn cũ, tiêu chuẩn mới mong muốn cơ quan, tổ chức hiểu bối cảnh của cơ quan, tổ chức của mình trước khi tổ chức thiết lập Hệ  thống quản lý chất lượng (HTQLCL). Khi TCVN ISO 9001:2015 yêu cầu cơ quan, tổ chức hiểu bối cảnh của cơ quan, tổ chức mình, tiêu chuẩn muốn cơ quan, tổ chức xem xét các vấn đề bên ngoài và bên trong có liên quan đến mục đích, định hướng chiến lược và suy nghĩ về ảnh hưởng mà các vấn đề này có thể có đối với HTQLCL và kết quả cơ quan, tổ chức dự định đạt được. Điều này có nghĩa là cơ quan, tổ chức cần phải hiểu môi trường bên ngoài, văn hóa, giá trị, kết quả thực hiện và các bên liên quan của cơ quan, tổ chức trước khi triển khai htqlcl.

Khi cơ quan, tổ nhức hiểu được tất cả những điều trên, cơ quan, tổ chức dự kiến sẽ sử dụng hiểu biết để để xác định phạm vi của HTQLCL và những thách thức phải đối phó. Trong khi những hiểu biết chắc chắn sẽ giúp các cơ quan, tổ chức phát triển được HTQLCL để giải quyết nhu cầu và yêu cầu riêng, thì việc thực hiện tất cả những điều này có thể là một thách thức đáng kể đối với một vài cơ quan, tổ chức.

3. Thông tin dạng văn bản

Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 cũng đã loại bỏ cách phân biệt tồn tại rất lâu giữa tài liệu và hồ sơ. Bây giờ chúng được gọi chung là “thông tin dạng văn bản”.

Theo định nghĩa của ISO, thuật ngữ “thông tin dạng văn bản” đề cập đến thông tin phải được kiểm soát và duy trì. Vì vậy, bất cứ khi nào TCVN ISO 9001:2015 sử dụng cụm từ “thông tin dạng văn bản”, ngụ ý là tổ chức kiểm soát và duy trì thông tin và các phương tiện hỗ trợ.

Phụ lục trong tiêu chuẩn mới (A.6) còn thêm (phần nào trong ISO 9001:2008 đề cập đến tài liệu hay thủ tục dạng văn bản, kế hoạch chất lượng,... điều này bây giờ được thể hiện như là một yêu cầu duy trì thông tin dạng văn bản và phần nào trong ISO 9001:2008 gọi là hồ sơ, bây giờ được thể hiện như một yêu cầu lưu giữ thông tin dạng văn bản).

Vì vậy, bất cứ khi nào tiêu chuẩn mới đề cập đến thông tin dạng văn bản và tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức duy trì thông tin này, có nghĩa là tiêu chuẩn đang nói về những gì thường được gọi là tài liệu và bất cứ khi nào tiêu chuẩn yêu cầu cơ quan, tổ chức lưu giữ thông tin này, có nghĩa là tiêu chuẩn nói về những gì thường được gọi là hồ sơ. Vì vậy, đôi khi thông tin phải được duy trì và đôi khi thông tin phải được lưu giữ có nghĩa là cùng một văn bản có thể lúc này được coi là tài liệu nhưng lúc khác lại được coi là hồ sơ.

Do đó, trong khi các định nghĩa của thuật ngữ “Thông tin dạng văn bản” loại bỏ sự phân biệt giữa các tài liệu và các hồ sơ, thì thay thế bằng việc sử dụng các từ duy trì và lưu giữ. Nói cách khác, trong khi các tài liệu và hồ sơ đã bị loại bỏ khỏi các phiên bản trước, chúng đã thực sự được phép trở lại qua cửa sau.

Thông tin dạng văn bản được yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 được thống kê theo bảng dưới đây:

TT

Yêu cầu

I

Duy trì thông tin dạng văn bản (Các tài liệu cần phải có)

  1.  

4.3 Phạm vi hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức PHẢI được đảm bảo sẵn có duy trì ở dạng thông tin bằng văn bn

  1.  

4.4.2 a) ở mức đ cần thiết, tổ chức PHẢI duy trì thông tin được lập văn bản để hỗ trợ việc thực hiện các quá trình của mình

  1.  

5.2.2 a) Chính sách chất lương PHẢI sẵn có và được duy trì dưi dng thông tin bằng văn bản

  1.  

6.2.1 Tổ chức PHẢI duy trì thông tin dng văn bản về các mục tiêu chất lượng

  1.  

7.5.1 Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức PHẢI bao gồm:

 a) Các thông tin được lp văn bản theo yêu cu của tiêu chun này;

 b) Các thông tin được lập văn bản được tổ chức xác định là cần thiết để đám bảo tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.

  1.  

8.1 e) Xác định và lưu giữ các thông tin được lập văn bản mức độ cần thiết:

1. Để có sự tin tưởng rằng các quá trình được thực hiện như đã hoạch định;

2. Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ.

II

Lưu trữ thông tin dạng văn bản (Các hồ sơ cần phải lưu)

1.

4.4.2 b) Theo mức độ cần thiết, tổ chức PHẢI lưu giữ các thông tin được lập văn bản để khẳng định rằng các quá trình đang được tiến hành theo như hoạch định.

2.

7.1.5.1 Tổ chức PHẢI lưu giữ các thông tin dạng văn bản thích hợp như là bằng chứng cho sự phù hợp với mục đích sử dụng của các nguồn lực cho theo dõi và đo lường.

3.

7.1.5.2 a) Khi không có các chuẩn này thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận PHẢI được lưu giữ ở dạng thông tin bng văn bản.

4.

7.2 d) Lưu giữ các thông tin bằng văn bản thích hp như là bằng chứng của năng lực.

5.

      1. Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức PHẢI bao gồm:

a) Các thông tin bằng văn bản được yêu cầu bởi tiêu chuẩn quốc tế này;

b) Thông tin bằng văn bản được xác định bởi tổ chức là cần thiết cho tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.

6.

    1. e) Xác định và giữ các thông tin bằng văn bản ở mức độ thích hp:

a) Để có sự tin tưởng rằng các quá trình được thực hiện như đã hoạch định;

b) Để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ.

7.

8.2.3.2 Tổ chức PHẢI lưu giữ thông tin bằng văn bản, ở mức có thể áp dụng được.

8.

8.3.2 j) Các thông tin bằng văn bản cần thiết để chứng tỏ các yêu cầu về thiết kế và phát triển đã được đáp ứng.

9.

8.3.3 Tổ chc PHẢI lưu gi các thông tin bằng văn bản về các đầu vào của thiết kế và phát triển.

10.

8.3.4 f) Thông tin được văn bản hóa của những hoạt động trên PHẢI được lưu giữ.

11.

      1. Tổ chức PHẢI lưu giữ các thông tin được văn bản hóa về:

a) Các thay đổi về thiết kế và phát triển;

b) Các kết quả của các đợt xem xét;

c) Phê chuẩn các thay đổi;

d) Hành động tiến hành để phòng ngừa các tác động bất lợi.

12.

8.4.1 Tổ chức PHẢI lưu gi các thông tin được văn bản hóa của hoạt động này và các hành động cần thiết phát sinh t các đánh giá.

13.

8.5.2 Tổ chức PHẢI kiểm soát việc nhận biết duy nhất của đầu ra khi truy vết ngun gc là một yêu cu, và PHI lưu giữ các thông tin bng văn bn cần thiết giúp truy vết nguồn gốc.

14.

8.5.3 Tổ chức PHẢI thông báo cho khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài và lưu giữ các thông tin được văn bản hóa v những gì đã xảy ra.

15.

8.5.6 Tổ chức PHẢI lưu giữ thông tin bằng văn bản mô tả các kết quả của việc xem xét các thay đổi, người phê chuẩn thay đổi và bất k hành động cn thiết nào phát sinh từ việc xem xét.

16.

8.6 Tổ chức PHẢI lưu giữ thông tin bằng văn bản về sự chuyển giao sản phẩm và dịch vụ.

17.

      1. Tổ chức PHI lưu giữ các thông tin bằng văn bản:

a) Mô tả sự không phù hợp;

b) Mô tả các hành động đã thực hiện;

c) Mô tả các nhân nhượng đạt được;

d) Nhận biết thẩm quyền quyết định các hành động đối với sự không phù hợp.

18.

9.1.1 Tổ chức PHẢI lưu giữ các thông tin bằng văn bn thích hp như là bằng chứng của kết quả.

19.

9.2.2 f) Lưu giữ các thông tin bằng văn bn như là bằng chứng ca việc thực hiện chương trình đánh giá và các kết quả đánh giá.

20.

9.3.3 Tổ chức PHẢI duy trì các thông tin bằng văn bản như là bằng chứng của các kết quả hoạt động xem xét của nh đạo.

21.

10.2.2 Tổ chức PHẢI lưu giữ các thông tin bằng văn bản như là bằng chng cho:

a) Bản chất của sự không phù hp và các hành động tiếp theo;

b) Kết quả của hành động khắc phục.

 

 

 

 

4. Tư duy dựa trên rủi ro

Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, tư duy dựa trên rủi ro luôn được ngầm định trong các yêu cầu của tiêu chuẩn. Theo quan điểm này, ISO 9001 đã luôn luôn hoạch định và ngăn ngừa những sai lỗi thông qua tư duy dựa trên rủi ro. Đó là lý do tại sao cơ quan, tổ chức đào tạo nhân viên; tại sao cơ quan, tổ chức lập kế hoạch làm việc; tại sao cơ quan, tổ chức phân công vai trò và trách nhiệm; tại sao cơ quan, tổ chức xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng của các kết quả; tại sao cơ quan, tổ chức đánh giá và xem xét các hoạt động và lý do tại sao cơ quan, tổ chức theo dõi, đo lường và kiểm soát các quá trình. Cơ quan, tổ chức làm những việc này bởi vì muốn ngăn ngừa những sai lỗi. Cơ quan, tổ chức làm bởi vì cố gắng để quản lý rủi ro. Vì vậy, nếu cơ quan, tổ chức tiếp cận vấn đề theo tư duy dựa trên rủi ro, tư duy này luôn luôn là một phần đã có của ISO 9001. Trước đây, cách tư duy này là tiềm ẩn thông qua hành động phòng ngừa; bây giờ là rõ ràng. Vì vậy, cách “tư duy dựa trên rủi ro” là gì và làm thế nào để áp dụng?

Tiêu chuẩn TCVNTSO 9001:2015 mong muốn các cơ quan, tổ chức; xác định và giải quyết các rủi ro mà có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp và đáp ứng các yêu cầu thỏa đáng của khách hàng. Tiêu chuẩn mới mong muốn tổ chức xác định và giải quyết các cơ hội có thể nâng cao khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp và đáp ứng yêu cầu của các khách hàng.

Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 cũng mong muốn cơ quan, tổ chức xác định rủi ro và cơ hội có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt dộng của HTQLCL và cũng mong muốn cơ quan, tổ chức xác định các hành động để giải quyết những rủi ro và cơ hội này. Tiếp theo, tiêu chuẩn cũng mong muốn cơ quan, tổ chức phác thảo cách thức đưa các hành động này thành một phần của các quá trình trong HTQLCL và cách thức tổ chức áp dụng, kiểm soát, đánh giá và xem xét tính hiệu quả của các hành động và các quá trình này. Trong khi “tư duy dựa trên rủi ro” hiện nay là một phần thiết yếu của tiêu chuẩn mới tiêu chuẩn không thực sự mong đợi cơ quan, tổ chức thực hiện quá trình quản lý rủi ro một cách hình thức cũng không mong đợi cơ quan, tổ chức chỉ lập tài liệu phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro.

5. Không còn quy định về Đại diện lãnh đạo (QMR)

Thuật ngữ “Đại diện lãnh đạo” đã không còn quy định trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý mà trước đây giao cho một người nào đó gọi là (Đại diện lãnh đạo) thì nay vai trò Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện sự tham gia nhiều hơn vào hệ thống quản lý mà không giao phó cho một người như trước đây và trong hệ thống thì có thể phân công trách nhiệm từng nội dung công việc cụ thể cho một người hoặc nhiều người trong hệ thống quản lý.

6. Yêu cầu và loại trừ

Mục 1.2 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 nói rằng Tổ chức có thể ngoại lệ hoặc không áp dụng các yêu cầu hình thành sản phẩm (phần 7) nếu tổ chức không thể áp dụng và nếu làm như vậy không ảnh hưởng đến khả năng hay trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu pháp luật và người sử dụng dịch vụ.

Tiêu chuẩn mới có một cách tiếp cận tương tự, nhưng thay vào đó thì việc áp dụng và ngoại lệ có thể áp dụng cho tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn. Mục 4.3 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 cho biết (Khi một yêu cầu của tiêu chuẩn trong phạm vi được xác định có thể được áp dụng thì yêu cầu đó sẽ được áp dụng đối với tổ chức). Vì vậy, một khi cơ quan, tổ chức đã xác định phạm vi HTQLCL của mình, TCVN ISO 9001:2015 nói rằng mỗi yêu cầu phải được áp dụng trong phạm vi ranh giới được xác dịnh theo tuyên bố phạm vi của tổ chức.

Tuy nhiên, khi tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 nói rằng điều khoản nào cũng phải được áp dụng, mục 4.3 và Phụ lục A5 cũng nói rằng bất kỳ yêu cầu hay điều khoản nào cũng có thể được loại trừ nếu nó không thể áp dụng. Nếu cơ quan, tổ chức có thể cân nhắc và giải thích lý do tại sao các yêu cầu, điều khoản đó không thể áp dụng và nếu việc loại trừ nó không làm ảnh hưởng đến khả năng hay trách nhiệm của cơ quan, tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Vì vậy, nếu một yêu cầu hay điều khoản có thể được áp dụng, cơ quan, tổ chức không thể ngoại lệ nó, cơ quan, tổ chức phải áp dụng nó. Nếu cơ quan, tổ chức thực sự không thể áp dụng thì phải đưa ra được lý giải tại sao.

7. Các đối tượng, kết quả đầu ra, các sản phẩm và dịch vụ

Định nghĩa của thuật ngữ đối tượng là mới. Sự ra đời của thuật ngữ đối tượng có nghĩa là những gì có thể nhận biết, cảm nhận được và việc sử dụng nó trong các định nghĩa khác nhau (chất lượng, thiết kế và phát triển, đổi mới, xem xét, truy xuất nguồn gốc) dường như cho thấy rằng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể được áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào. Về mặt lý thuyết, ít nhất điều này mở rộng đáng kể phạm vi của tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận quá trình bây giờ thậm chí còn tập trung hơn trong tiêu chuẩn mới. Tiếp tục những điều phức tạp, các định nghĩa cũ về sản phẩm được chia thành ba định nghĩa riêng biệt đầu ra, sản phẩm dịch vụ. Đầu ra là khái niệm chung trong khi cả hai thuật ngữ sản phẩm và dịch vụ bây giờ được xem là đầu ra.

8. Làm rõ và sửa đổi khác

Trong khi các thay đổi nói trên có thể là những thay đổi quan trọng nhất, tiêu chuẩn mới cũng làm rõ một số khái niệm và sửa đổi khác. Một số thay đổi được liệt kê dưới đây:

Tiêu chuẩn cũ nói rằng dịch vụ là một dạng sản phẩm. Bây giờ, cụm từ các sản phẩm và dịch vụ được sử dụng trong suốt tiêu chuẩn mới và thuật ngữ dịch vụ đã có được định nghĩa riêng của nó. Điều này giúp làm rõ rằng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 không chỉ áp dụng các nhà sản xuất mà còn cho tất cả các loại hình của các nhà cung cấp dịch vụ.

Những gì thường được gọi là tài sản của khách hàng đã được sửa đổi và mở rộng rất nhiều bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình thuộc tất cả các loại hình của các nhà cung cấp bên ngoài bao gồm cả khách hàng.

Tiêu chuẩn mới mong muốn tổ chức kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ cung cấp bên ngoài nếu chúng bao gồm các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức hoặc chúng được cung cấp trực tiếp cho khách hàng.

Các định nghĩa cũ cải tiến liên tục đã thay đổi. TCVN ISO 9001:2008 yêu cầu tổ chức thực hiện những cải tiến liên tục có nghĩa tiêu chuẩn đã yêu cầu tổ chức cải tiến khả năng để thực hiện yêu cầu. Bây giờ, theo TCVN ISO 9001:2015 điều đó có nghĩa là nâng cao hiệu quả nhận được kết quả tốt hơn. Đây là một thay đổi quan trọng.

Theo tiêu chuẩn mới, các tổ chức phải xác định, tiếp thu và chia sẻ các kiến thức mà nhân viên cần để hỗ trợ cho hoạt động của các quá trình và đạt được sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ.

Các khái niệm cũ về tạo sản phẩm đã không còn được đề cập. Hầu hết các yêu cầu trong phần hình thành sản phẩm cũ đã được sửa đổi và chuyển sang tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 thành “Hoạt động”.

Hành động phòng ngừa cũng đã không còn được đề cập. Nó được thay thế bằng cụm từ “tư duy dựa trên rủi ro”. Rõ ràng, cả hai cách tiếp cận cũ và mới đều cố để đạt được điều tương tự. Cả hai đều cố gắng ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai. Khi sử dụng thuật ngữ “tư duy dựa trên rủi ro”, tổ chức không còn cần một điều khoản riêng về hành động phòng ngừa nữa, vì điều khoản này sẽ thừa.

Trong khi tiêu chuẩn cũ yêu cầu tổ chức sử dụng Thiết bị theo dõi và đo lường thì tiêu chuẩn mới đề cập đến Nguồn lực theo dõi và đo lường. Đây là một cách tiếp cận linh hoạt hơn để theo dõi và đo lường vì tiêu chuẩn thừa nhận một thực tế rằng các hoạt động này thường có thể được thực hiện mà có thể không sử dụng các thiết bị.

9. Bảng so sánh sau đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số thay đổi cấu trúc quan trọng trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008

0

Lời giới thiệu

0

Lời giới thiệu

1

Phạm vi

1

1.1

1.2

Phạm vi áp dụng

Khái quát

Áp dụng

2

Tài liệu viện dẫn

2

Tài liệu viện dẫn

3

Thuật ngữ và định nghĩa

3

Thuật ngữ và định nghĩa

4

Bối cảnh của tổ chức

4

Không có

4.1

Hiểu tổ chức và bối cảnh của t chức

 

Không có

4.2

Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

 

Không có

4.3

Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng

 

Không có

4.4

Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống

4

Hệ thống quản lý chất lượng

5

Sự lãnh đạo

5

Trách nhiệm của lãnh đạo

5.1

Sự lãnh đạo và cam kết

5.1

Cam kết của lãnh đạo

5.2

Chính sách

5.3

Chính sách chất lượng

5.3

Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

5.5.1

Trách nhiệm và quyền hạn

6

Hoạch định

5.4

Hoạch định

6.1

Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

 

Không có

6.2

Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu

5.4.1

Mục tiêu chất lượng

6.3

Hoạch định các thay đổi

5.4.2

Hoạch định HTQLCL

7

Hỗ trợ

 

Không có

7.1

Nguồn lực

6

Quản lý nguồn lực

7.1

Khái quát

 

Không có

7.1.2

Con người

6.2

Nguồn nhân lực

7.1.3

Cơ sở hạ tầng

6.3

Cơ sở hạ tầng

7.1.4

Môi trường cho việc thực hiện các quá trình

6.4

Môi trường làm việc

7.1.5

Nguồn lực theo dõi và đo lường

7.6

Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường

7.1.6

Tri thức của tổ chức

 

Không có

7.2

Năng lực

6.2.2

Năng lực, đào tạo và nhận thức

7.3

Nhận thức

6.2.2

Năng lực, đào tạo và nhận thức

7.4

Trao đổi thông tin

5.5.3

Trao đổi thông tin nội bộ

7.5

Thông tin dạng văn bản

4.2.3

4.2.4

Kiểm soát tài liệu

Kiểm soát hồ sơ

7.5.1

Khái quát

7.5.2

Tạo lập và cập nhật

7.5.3

Kiểm soát thông tin dạng văn bản

8

Thực hiện

7

Tạo sản phẩm

8.1

Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện

7.1

Hoạch định việc tạo sản phẩm

8.2

Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ

7.2

Các quá trình liên quan đến khách hàng

8.2.1

Trao đổi thông tin với khách hàng

7.2.3

Trao đổi thông tin với khách hàng

8.2.2

Xác định các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ

7.2.1

Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm

8.2.3

Xem xét yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ

7.2.2

Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm

8.2.4

Thay đổi yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ

 

Không có

8.3

Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ

7.3

Thiết kế và phát triển

8.3.2

Hoạch định thiết kế và phát triển

7.3.1

Hoạch định thiết kế và phát triển

8.3.3

Đầu vào của thiết kế và phát triển

7.3.2

Đầu vào của thiết kế và phát triển

 8.3.4

Kiểm soát thiết kế và phát triển

7.3.4

7.3.5

 

7.3.6

Xem xét thiết kế và phát triển Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển

Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển

 8.3.5

Đầu ra của thiết kế và phát triển

7.3.3

Đầu ra của thiết kế và phát triển

 8.3.6

Thay đổi thiết kế và phát triển

7.3.7

Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển

 8.4

Kiểm soát quá trình, sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp

7.4

Mua hàng

 8.4.1

Khái quát

7.4.1

Quá trình mua hàng

 8.4.2

Loại hình và mức độ kiểm soát

7.4.3

Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào

 8,4.3

Thông tin cho nhà cung cấp bên ngoài

7.4.2

Thông tin mua hàng

 8.5

Sản xuất và cung cấp dịch vụ

7.5

Sản xuất và cung cấp dịch vụ

 8.5.1

Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

7.5.1

Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

 8.5.2

Nhận biết và truy xuất nguồn gốc

7.5.3

Nhận biết và xác định nguồn gốc

 8.5.3

Tài sản của khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài

7.5.4

Tải sản của khách hàng

 8.5.4

Bảo toàn

7.5.5

Bảo toàn sản phẩm

 8.5.5

Hoạt động sau giao hàng

 

Không có

 8.5.6

Kiểm soát thay đổi

 

Không có

 8.6

Thông qua sản phẩm và dịch vụ

 

Không có

 8.7

Kiểm soát đầu ra không phù hợp

8.3

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

 9

Đánh giá kết quả thực hiện

8

Đo lường, phân tích và cải tiến

9.1

Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

8.2.3

Theo dõi và đo lường các quá trình

9.1.1

Khái quát

8.1

Khái quát

9.1.2

Sự thỏa mãn của khách hàng

8.2.1

Sự thỏa mãn của khách hàng

9.1.3

Phân tích và đánh giá

8.4

Phân tích dữ liệu

9.2

Đánh giá nội bộ

8.2.2

Đánh giá nội bộ

9.3

Xem xét của lãnh dạo

5.6

Xem xét của lãnh đạo

10

Cải tiến

8.5

Cải tiến

10.1

Khái quát

8.5.1

Cải tiến liên tục

10.2

Sự không phù hợp và hành động khắc phục

8.5.2

8.5.3

Hành dộng khắc phục

Hành động phòng ngừa

10.3

Cải tiến liên tục

8.5.1

Cải tiến liên tục

Các thuật ngữ được đưa vào tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cụ thể, dễ hiểu và được sử dụng linh hoạt hơn.

Các sự khác biệt lớn về thuật ngữ giữa tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và tiêu chuẩn ISO 9001:2015:

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Sản phẩm

Sản phẩm yà dịch vụ

Điều khoản loại trừ

Không sử dụng

Đại diện lãnh đạo về chất lượng

Không sử dụng

(các trách nhiệm và quyền hạn được phân công nhưng không có yêu cầu cho một đại diện lãnh đạo riêng rẽ)

Văn bản, sổ tay chất lượng, các thủ tục bằng văn bản, hồ sơ

Thông tin bằng văn bản

Môi trường làm việc

Môi trường cho việc vận hành các quá trình

Sản phẩm được mua

Các sản phẩm và dịch vụ dược cung cấp từ bên ngoài

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp bên ngoài

Sản phẩm

Sản phẩm và dịch vụ

 

Nguồn tài liệu: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9001:2008 và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9001:2015./. 

 


Tác giả: VP. Trương Văn Sơn
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?