Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.086
Tháng 04 : 68.286
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn biến trên mặt trận Lâm Đồng, Tuyên Đức cuối năm 1974, đầu năm 1975

Lâm Đồng (cũ) và Tuyên Đức (nay là tỉnh Lâm Đồng) là hai tỉnh ở nam Tây Nguyên và tây nam Trung bộ đã chuẩn bị cho quân và dân trong hai tỉnh nhận rõ thời cơ, thuận lợi, cùng tiến công và nổi dậy, phối hợp cùng các lực lượng chủ lực miền Nam và của Quân khu 6 trên chiến trường, giải phóng các địa phương.

Thứ nhất, mặt trận Lâm Đồng, Tuyên Đức cuối năm 1974

Để thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam đã triển khai Kế hoạch hoạt động mùa khô 1974 - 1975, gồm 2 đợt: Đợt 1 từ tháng 12 năm 1974 đến tháng 02 năm 1975, Đợt 2 từ tháng  3 năm 1975 đến tháng 5 năm 1975. Sau khi phân tích tình hình, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu của đợt hoạt động là đẩy lùi âm mưu bình định, lấn chiếm của địch; phát triển chiến tranh du kích, kết hợp đánh phá các chi khu, đồn bốt; phát triển lực lượng vũ trang chính quy, cơ sở cách mạng, xây dựng nội tuyến, chủ động phối hợp với các chiến dịch do Bộ Tư Lệnh miền Nam mở trên địa bàn của tỉnh. Tại Tuyên Đức, tình hình tương đối khó khăn, lực lượng của ta còn khá mỏng. Trong khi đó, lực lượng của địch tại địa phương được trang bị hiện đại. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Tuyên Đức chủ trương khôi phục cơ sở cách mạng, cố gắng tăng vùng kiểm soát, từng bước làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch theo hướng thuận lợi cho cách mạng.

Cuối tháng 12 năm 1974, tại Lâm Đồng ta đồng loạt tiến công tiêu diệt lớn lực lượng địch. Tại Tuyên Đức, ta tiến công địch ở R’Lơm, Nam Ban, Bắc Hội, Gia Thạnh, Phú Hội, Quảng Hiệp, Định An, các ấp ven Đà Lạt giải phóng nhiều địa phương trên Đường 20, 21 ở hướng Tây Bắc, Tây Nam và Đông thị xã Đà Lạt.

Thứ hai, mặt trận Lâm Đồng, Tuyên Đức đầu năm 1975

Lực lượng địch tại Lâm Đồng, Tuyên Đức đầu năm 1975 là quân bảo an, dân vệ được trang bị hiện đại, ngoài ra còn có các đơn vị thiết giáp, pháo binh, máy bay và sĩ quan ở trường Võ Bị, cảnh sát Đà Lạt. Lực lượng của ta có Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, một số tiểu đoàn địa phương của tỉnh Lâm Đồng và lực lượng chủ lực của Quân khu 6.

Rạng sáng ngày 26 tháng 3 năm 1975, quân ta tổ chức tiến công thị xã Bảo Lộc theo hai hướng. Hướng chủ yếu do Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 đảm nhiệm tiến công theo Đường 20 đánh vào Tây Bắc thị xã Bảo Lộc, hướng tiến công thứ yếu do các tiểu đoàn địa phương tỉnh Lâm Đồng đảm nhiệm tiến công từ Đạ Hoai đánh vào Tây Nam thị xã Bảo Lộc, hai hướng phối hợp tiến công nhịp nhàng đến 09.00 ngày 28 tháng 3 năm 1975, thị xã Bảo Lộc được giải phóng, quân địch hoảng loạn rút chạy về Di Linh. Tiếp đà thắng lợi, 11.00 ngày 28 tháng 3 ta giải phóng Di Linh, tiến công truy kích địch chạy về hướng Tuyên Đức. Sau hơn hai ngày tiến công, đến cuối ngày 28 tháng 3 năm 1975, tỉnh Lâm Đồng hoàn toàn được giải phóng.

Ở Tuyên Đức do tình hình thay đổi quá nhanh, ta thay đổi kế hoạch, Bộ Tư lệnh miền Nam sử dụng một tiểu đoàn địa phương Tuyên Đức giải phóng và chiếm giữ hai xã Xuân Trường và Hiệp Thạnh để tạo thế uy hiếp Đà Lạt, buộc địch phải điều quân ở các vùng lân cận về giữ Đà Lạt. Ngày 02 tháng 4 năm 1975, ta giải phóng Đức Trọng, sau đó tiến quân đến ngã ba Phi Nôm thì chia thành hai hướng. Hướng thứ yếu do Trung đoàn 21, Tiểu đoàn địa phương 45 đảm nhiệm phát triển theo Đường 21 đánh chiếm thị trấn D’Ran sau đó chuyển sang vận động tiến công chặn đánh địch từ Đà Lạt chạy về Ninh Thuận. Hướng tiến công chủ yếu do Trung đoàn 23, Tiểu đoàn địa phương 27, 29 đảm nhiệm tiến thẳng về giải phóng Đà Lạt. Ngày 03 tháng 4 năm 1975, thị xã Đà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Đức được giải phóng.

Giải phóng Lâm Đồng, Tuyên Đức có ý nghĩa lịch sử to lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ lực tiếp tục tiến công địch, giải phóng các tỉnh còn lại của Khu VI nối liền Quốc lộ 1A và Đường 20 để chi viện sức người, sức của cho quân và dân ta tiến về giải phóng Sài Gòn, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam vào mùa xuân 1975./.

                                                                             N.V.N

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng  1975 - 2005, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (2014), Những trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng 1945 - 1975, Xí nghiệp in Lâm Đồng.


Tác giả: KĐC. Nguyễn Văn Ngà
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?