Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 806
Tháng 04 : 70.772
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chữ ký số và khả năng bảo mật trong sử dụng

Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử, thay thế hoàn toàn chữ ký thường bằng tay và được thao tác trên các thiết bị điện tử. Hiện nay, chữ ký số được sử dụng hiệu quả trong các hoạt động như kê khai và nộp thuế trực tuyến, bảo hiểm xã hội điện tử, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng điện tử, ký hóa đơn điện tử... 

Trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị trong quân đội đang dần thực hiện chuyển đổi số, thì chữ ký số sẽ được sử dụng rất nhiều trong việc ban hành, triển khai các loại văn bản, tài liệu quân sự. Bởi lẽ, chữ ký số mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia các hoạt động, giao dịch trên môi trường điện tử, cụ thể: Sử dụng chữ ký số giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức cho những người thực thi giao dịch, sẽ giảm tải được các thủ tục rườm rà và khoảng thời gian phải chờ đợi, phản hồi thông tin; Tối ưu chi phí vận hành cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí tối ưu cho việc in ấn, giảm chi phí đáng kể đối với việc di chuyển khi chuyển nhận tài liệu ở các cơ quan, đơn vị cách xa nhau về vị trí địa lý; Đảm bảo độ an toàn, chính xác và bảo mật cao cho các văn bản giao dịch, tài liệu mật.

Để hiểu về khả năng bảo mật chữ ký số, trước tiên cần tìm hiểu khái niệm chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử (electronic signature) là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu. Ví dụ: Khi người gửi muốn gửi văn bản cho người nhận, thì để khẳng định được văn bản được ban hành bởi người gửi đó, chính họ sẽ chụp lại chữ ký của mình và “chèn” vào phía cuối văn bản đó rồi gửi đi.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, bằng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, video…thì việc giả mạo chữ ký của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức là việc rất dễ dàng, điều này rất đáng lo ngại khi trao đổi văn bản, tài liệu qua môi trường Internet. Vì khi đó, hacker sẽ giả danh chữ ký của chính chủ, chỉnh sửa nội dung tài liệu, dẫn đến người nhận tài liệu sẽ nhận được một nội dung khác so với tài liệu ban đầu. Để giải quyết vấn đề này, chữ ký số ra đời để có độ bảo mật cao hơn và giúp bảo vệ lợi ích người dùng tốt hơn. Theo khoản 11, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử năm 2005; khoản 6, Điều 3, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP. Thì chữ ký số (digital signature) được định nghĩa như sau: Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý.

 Nguyên tắc bảo mật của chữ ký số

Nguyên tắc bảo mật của chữ ký số được thể hiện ở hình trên. Theo đó, người gửi bản tin sẽ tiến hành dùng khóa cá nhân của mình để mã hóa bản tin, đồng thời cung cấp mã khóa công khai cho người nhận bản tin. Sau khi được mã hóa, bản tin sẽ được chuyển đi trên môi trường mạng. Người nhận dùng khóa công khai để giải mã bản tin. Quá trình giải mã, nếu bản tin được giải mã thành công đồng nghĩa với việc nội dung bản tin còn nguyên vẹn và khóa công khai đúng. Ngược lại, nếu không giải mã được thì chắc chắn trong quá trình truyền bản tin, nội dung bản tin đã bị thay đổi hoặc người nhận sử dụng không đúng khóa công khai.

Chính vì vậy, chữ ký số đã giải quyết được các vấn đề về tính xác thực (giúp xác thực được danh tính của chủ nhân chữ ký), tính bảo mật (không để bị bẻ khóa vì có 2 lớp mã khóa bảo mật), tính toàn vẹn (văn bản, tài liệu có chứa chữ ký số được bảo mật nội dung và chỉ được mở bởi duy nhất người nhận văn bản, tài liệu đó).

Bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang là vấn đề được Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện quan tâm hàng đầu nhằm thực hiện thành công Đề án “Xây dựng Học viện Lục quân thông minh, hiện đại đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Là một yếu tố được thừa nhận về mặt pháp lý, Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận, đảm bảo về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký, ban hành văn bản hay giao dịch điện tử./.

Tài liệu tham khảo:

Mai Quốc Khánh, Giáo trình An toàn mạng, Học viện kỹ thuật Quân sự, 2022.


Tác giả: KTT. Hoàng Quốc Huy
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?