Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 184
Tháng 07 : 48.713
Tháng trước : 67.667
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa Thông tin - Tác chiến điện tử tổ chức thông qua bài gảng mới cho giảng viên

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Giám đốc Học viện về việc chuẩn bị nội dung kiến thức về "Tự động hóa chỉ huy" nhằm giảng dạy cho các đối tượng học viên trong năm học 2023 - 2024. Chiều ngày 27/3/2024, Khoa Thông tin - Tác chiến điện tử tổ chức thông qua Bài giảng "Tự động hóa chỉ huy” cho  đồng chí Đại tá, TS Nguyễn Văn Nam - Phó Chủ nhiệm Khoa đảm nhiệm giảng dạy.

Tham dự buổi thông qua bài giảng có các đồng chí trong chỉ huy Khoa, Tổ Khoa học và toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Thông tin  - Tác chiến điện tử. Đại tá, TS Vũ Xuân Trường, Chủ nhiệm Khoa chủ trì thông qua.

Đồng chí Đại tá Vũ Xuân Trường chủ trì Hội nghị thông qua bài giảng

Tự động hóa chỉ huy đã và đang phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới hoạt động quân sự của quân đội các nước, kể cả trong chiến tranh cũng như các hoạt động quân sự khác. Đây là lĩnh vực mà Bộ Quốc phòng đang chú trọng đầu tư và từng bước trang bị cho tất cả các quân binh, chủng nhằm xây dựng Quân đội "tinh, gọn, mạnh", nhanh chóng phát triển, tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Kiến thức về "Tự động hóa chỉ huy" là một nội dung hết sức cần thiết đối với mỗi người sỹ quan chỉ huy trong Quân đội nói chung, với học viên tốt nghiệp tại Học viện Lục quân nói riêng. Do đó, việc truyền tải kiến thức về "Tự động hóa chỉ huy" cho mỗi học viên là một nhiệm vụ quan trọng của cán bộ, giảng viên Khoa Thông tin  - Tác chiến điện tử.

Nhận thức sâu sắc vấn đề này, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của đồng chí Giám đốc Học viện, cấp ủy, chỉ huy Khoa Thông tin  - Tác chiến điện tử đã triển khai cho Bộ môn Tác chiến điện tử - Tác chiến không gian mạng nhanh chóng sưu tầm, nghiên cứu tìm hiểu từ các nguồn tài liệu trong và ngoài Quân đội; trao đổi, thu thập những thông tin về thực tiễn hoạt động của các hệ thống tự động hóa chỉ huy hiện nay đang được trang bị trong Quân đội ta và quân đội các nước trên Thế giới; xây dựng nội dung kiến thức cần trang bị cho người học, soạn thảo tài liệu, xây dựng và thông qua bài giảng.

Để xây dựng bài giảng, các giảng viên trong Bộ môn Tác chiến điện tử - Tác chiến không gian mạng đã chủ động sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, lựa chọn nội dung cơ bản, phù hợp với đối tượng đào tạo; tích cực soạn thảo bài giảng, kế hoạch giảng bài, chuẩn bị sơ đồ, bài giảng điện tử chu đáo; tự luyện tập để rèn luyện kỹ năng, tác phong, phương pháp sư phạm.

Toàn bộ quá trình thông qua bài giảng đã diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Bài giảng, kế hoạch giảng bài đã xác định đúng mục đích, yêu cầu và có kết cấu phù hợp; giảng viên đã chú trọng vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình biên soạn bài giảng; nội dung kiến thức "tự động hóa chỉ huy" trong bài giảng bảo đảm tính cơ bản, chuyên sâu, kế thừa kiến thức của các môn học trước và sự phát triển của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với đối tượng đào tạo.

Đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Nam thực hành giảng bài

Quá trình thực hành giảng bài, Giảng viên được thông qua đã thực hiện đúng kế hoạch bài giảng, truyền tải đúng, đủ nội dung kiến thức bài giảng; vận dụng các phương pháp giảng dạy phong phú, trong đó chú trọng phương pháp dạy học tích cực; sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại một cách thuần thục; phong cách sư phạm bình tĩnh, tự tin, làm chủ bài giảng, tính mô phạm cao.

Đánh giá kết quả thông qua bài giảng, Đại tá, TS Vũ Xuân Trường - Chủ nhiệm Khoa nhấn mạnh, Đồng chí Đại tá, TS Nguyễn Văn Nam đã xây dựng bài giảng và thực hành giảng bài đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, chất lượng tốt, đủ điều kiện để giảng dạy cho các đối tượng học viên theo kế hoạch huấn luyện của Học viện. Bên cạnh đó, yêu cầu giảng viên cũng cần tiếp thu các ý kiến đóng góp; bổ sung, sửa chữa những thiếu sót, hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng bài giảng.

Kiến thức về "Tự động hóa chỉ huy" là nội dung còn tương đối mới mẻ đối với đội ngũ giảng viên trong Khoa; hơn nữa, hệ thống tự động hóa chỉ huy của quân đội các nước trên thế giới luôn được tiếp tục hoàn thiện, phát triển mạnh mẽ nhờ vào việc ứng dụng thành tựu của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Vì vậy toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, nắm chắc bản chất và sự phát triển của khoa học tự động hóa chỉ huy và thực tiễn hoạt động của các hệ thống tự động hóa chỉ huy được trang bị trong Quân đội ta và các nước trên Thế giới, làm cơ sở để soạn thảo các tài liệu, chuyên đề phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện hiện nay và trong những năm tiếp theo./.


Tác giả: KTT. Lê Văn Đàm
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?