Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 620
Tháng 07 : 49.149
Tháng trước : 67.667
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thiết kế bài giảng điện tử - điểm nhấn của Khoa Tin học - Ngoại ngữ trong quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong giáo dục đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhằm hiện đại hóa môi trường giáo dục. Thực hiện kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu về việc “chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong các nhà trường Quân đội”, cấp ủy, chỉ huy Khoa Tin học - Ngoại ngữ đã chú trọng đưa việc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử trở thành hoạt động chuyên môn nhằm đổi mới hoạt động dạy và học, góp phần xây dựng kho học liệu số trong nhà trường.

Cùng với các biện pháp dạy học tích cực, từ đầu năm học 2023- 2024, kế hoạch thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử được các bộ môn trong Khoa Tin học - Ngoại ngữ triển khai có nền nếp, chất lượng, tạo thành điểm nhấn trong thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số trong giáo dục. Trên cơ sở phối hợp, khai thác, sử dụng nhiều nguồn học liệu khác nhau, yêu cầu một bài giảng điện tử phải đạt hiệu quả về âm thanh sống động, các hình ảnh động, màu sắc đẹp, nội dung gần gũi với người học, đảm bảo được các phần tương tác (multimedia), thuyết minh (narration), câu hỏi tương tác (quiz), hoạt động dẫn dắt chương trình (animation) và tạo mô phỏng (simulation).

Giảng viên khoa thông qua bài giảng điện tử mẫu

Bài giảng điện tử là một hình thức giáo dục, đào tạo mới nhằm phát huy hiệu quả của quá trình dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo. Ưu thế của bài giảng điện tử là lấy người học là trung tâm, học không thụ động, phát huy được tính sáng tạo của người học, đáp ứng được nhu cầu tự học và học tập suốt đời của học viên. Thông qua các bài giảng điện tử, cả giảng viên và học viên sẽ tìm được những giá trị mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học mới.

Giảng viên khoa thảo luận, đóng góp ý kiến cho bài giảng điện tử mẫu

Đồng chí thượng tá Phạm thị Thu Phương - Chủ nhiệm khoa phát biểu chỉ đạo

Trên cơ sở đánh giá đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử trong thực tiễn, thời gian qua, đội ngũ giảng viên của khoa đã tích cực thực hiện, phát huy tốt năng lực sáng tạo của  mình;  ứng dụng, đưa các phần mềm như Ispring, AI voice, Camtasia… vào xây dựng nội dung video bài giảng; lựa chọn phương pháp sư phạm phù hợp với từng nội dung, hoạt động tương tác tích hợp trong bài giảng số; biết cách kết hợp sinh động, nhuần nhuyễn các định dạng nội dung số để thiết kế học liệu, giúp người học hứng thú và thuận tiện khi tiếp nhận kiến thức. Đặc biệt, việc quản lý chất lượng, nội dung  các bài giảng điện tử  luôn được bảo đảm dưới các hình thức thông qua nhóm, bộ môn, khoa, sau đó tiếp tục chỉnh sửa, chạy thử  trước khi đưa vào kho học liệu số chung để nâng cao tính hiệu quả, chất lượng trong việc khai thác, sử dụng.

Với sự phát triển của thời đại công nghệ số, việc thiết kế và xây dựng bài giảng điện tử ở khoa Tin học Ngoại ngữ  là yêu cầu thiết yếu trong thực hiện đổi mới hoạt động dạy và học, đáp ứng xu hướng giáo dục, đào tạo ngày càng phổ biến hiện nay, đồng thời góp phần  xây dựng kho học liệu số của Học viện, hướng tới mục tiêu “Xây dựng Học viện Lục quân thông minh, hiện đại đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.  

Việc ứng dụng và triển khai đào tạo thông qua hệ thống các bài giảng điện tử hướng tới phạm vi học tập theo nhu cầu và học tập suốt đời của học viên. Đây cũng là xu thế tất yếu của giáo dục 4.0 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học; phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, đào tạo cá thể hóa./.


Tác giả: KTHNN. Trà Thị Thoa
Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?