Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.796
Tháng 09 : 39.689
Tháng trước : 58.384
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa Tin học - Ngoại ngữ đẩy mạnh các biện pháp xây dựng thành công bài giảng điện tử

Thực hiện chủ trương của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Lục quân về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo góp phần xây dựng nhà trường thông minh, hiện đại.

Ngay từ đầu năm học 2024 - 2025, Khoa Tin học - Ngoại ngữ đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện xây dựng bài giảng điện tử cho các môn học do Khoa giảng dạy nhằm xây dựng kho dữ liệu bài giảng được chuẩn hóa trên môi trường số phục vụ cho quá trình dạy học mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng bài giảng điện tử, một số khó khăn vẫn còn tồn tại đối với giảng viên đó là: các quy định chung của một bài giảng điện tử chưa có sự thống nhất; tính năng ứng dụng phần mềm hỗ trợ chưa được khai thác triệt để; chất lượng của bài giảng điện tử vẫn đang đánh giá ở mực độ đơn giản. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng bài giảng điện tử, Khoa Tin học - Ngoại ngữ cần đẩy mạnh một số nội dung, biện pháp sau:

Một là, xây dựng quy định chung cho các bài giảng điện tử

Xây dựng các quy định thống nhất chung đối với các bài giảng điện tử là một việc làm rất cần thiết, mỗi bài giảng phải có bố cục khoa học, nội dung cần bám sát mục tiêu của bài học, phương pháp, hoạt động học tập đúng quy định của Học viện đồng thời phải kết hợp một cách khoa học với công nghệ để làm cho bài giảng thật sinh động và cuốn hút người học. Ngoài ra, các bài giảng điện tử phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của bài giảng trên hệ thống E-Learning như:

- Khả năng thích ứng: các ứng dụng xây dựng bài giảng điện tử cần có khả năng ứng dụng trên nhiều nền tảng công nghệ.

- Khả năng truy cập: bài giảng điện tử có thể được truy cập bằng nhiều hình thức như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, …

- Khả năng tái sử dụng: hệ thống các bài giảng có thể được tái sử dụng vào hệ thống mới khi nâng cấp, khi chuyển đổi hệ thống quản lý, …

Đồng chí Thượng tá CN Trần Khánh Hòa, giảng viên Bộ môn Tin học đang tích cực xây dựng bài giảng điện tử môn Công nghệ thông tin

Hai là, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, giảng viên

Để thực hiện được thành công các bài giảng điện tử, mỗi cán bộ, giảng viên cần soạn thảo nội dung bài giảng thành những slide, file âm thanh, hình ảnh, video, giúp giảng viên truyền tải được trực quan, sinh động, đa dạng, có sức hấp dẫn với người học. Các phần mềm xây dựng bài giảng điện tử được tích hợp rất nhiều chức năng nhằm kiểm tra, đánh giá nhanh học viên sau mỗi giờ học như xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng hình ảnh và lựa chọn. Để nâng cao hiệu quả chất lượng bài giảng, giảng viên cần sử dụng thành thạo một số phần mềm thông dụng để biên soạn bài giảng như ISpring Suite, Quizz Maker, Camtasia và Adobe Premiere.

Đồng chí Thiếu tá Hồ Ngọc Văn, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tin học đang tập huấn phần mềm xây dựng bài giảng điện tử

Ba là, tổ chức góp ý, đánh giá bài giảng điện tử dưới nhiều hình thức

Việc góp ý, đánh giá bài giảng điện tử của giảng viên đóng vai trò then chốt trong việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng của bài giảng. Để bài giảng được đánh giá một cách khách quan, cần tổ chức các buổi thông qua bài giảng điện tử của giảng viên nhằm đóng góp ý kiến, đánh giá từ cấp Bộ môn đến cấp Khoa, đồng thời tổ chức lên lớp bài giảng điện tử nhằm đánh giá chất lượng, thu thập ý kiến phản hồi khách quan từ người học.

Xây dựng bải giảng điện tử là một trong những nhiệm vụ được Khoa Tin học - Ngoại ngữ đặc biệt chú trọng, đây là nhiệm vụ và cũng là phương pháp giúp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ của giảng viên, học viên khi tham gia vào quá trình dạy học. Trong thời gian tới, Khoa Tin học - Ngoại ngữ cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và thực hiện các giải pháp trên một cách triệt để, nhằm nâng chất lượng giảng dạy, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng Học viện Lục quân thông minh, hiện đại đến năm 2030, tầm nhìn 2045”./.

T.T.C


Tác giả: KTHNN. Trần Thị Châm
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?