Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 292
Tháng 12 : 292
Tháng trước : 59.986
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cuộc hành quân về với “thành phố ngàn hoa”

Trong trang sử vẻ vang 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Học viện Lục quân ngày hôm nay, có hai phần ba thời gian Học viện đứng chân trên phố núi “ngàn hoa, ngàn thông reo” của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Dưới sự đùm bọc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, Học viện đã dần lớn mạnh, trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học quân sự hàng đầu của Quân đội ta. Để có được thành quả lớn lao này, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, quân nhân chuyên nguyệp, công nhân viên và hạ sĩ quan, chiến sĩ Học viện không thể nào quên về cuộc hành quân lịch sử đến với vùng đất mới - thành phố Đà Lạt mộng mơ.

Sau khi có quyết định của Bộ Quốc phòng (ngày 14 tháng 10 năm 1975), về việc chuyển Học viện Quân sự từ Thủ đô Hà Nội vào thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp để khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, vừa củng cổ Học viện với bộn bề khó khăn chung của cả nước sau ngày thống nhất Đất nước, vừa sẵn sàng chuẩn bị mọi mặt để di chuyển Học viện đến địa điểm đóng quân mới.

Tháng 12 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Như Thiết, Phó Giám đốc Học viện phụ trách đoàn cán bộ gồm các cơ quan: Hành chính, Quân sự, Hậu cần, Chính trị đi trước nghiên cứu tình hình, chuẩn bị di chuyển vào Đà Lạt.

Trước ngày hành quân, toàn Học viện được tiếp thêm nghị lực với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; trong đó, có cá nhân Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã gửi lẵng hoa tặng Học viện nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thìn (tháng 01 năm 1976).

Ban chấp hành Đảng bộ Học viện năm 1976

Ngày 07 tháng 02 năm 1976, toàn Học viện di chuyển vào địa điểm mới (mang ký hiệu ĐB1). Cuộc hành quân được tổ chức thành 3 bộ phận, bằng nhiều phương tiện khác nhau. Phần lớn các thành phần hành quân bằng xe lửa vào Vinh, sau đó đi ô tô qua các trạm giao liên lên Đà Lạt. Bộ phận thứ hai, chuyên chở phương tiện sinh hoạt, dụng cụ doanh trại, tài liệu huấn luyện đi theo đường biển từ Hải Phòng vào Nha Trang, rồi chuyển bằng ô tô lên Đà Lạt. Một bộ phận nhỏ các đồng chí có sức khỏe yếu đi máy bay quân sự vào Sài Gòn, rồi lên Đà Lạt.

Sau 6 ngày hành quân, trên chặng đường gần 2.000km, hơn 1.000 người và hàng trăm tấn dụng cụ, phương tiện cồng kềnh, đi bằng nhiều phương tiện, đã đến địa điểm đóng quân an toàn, trừ bộ phận chuyên chở nặng. Sau một tuần tiến hành ổn định nơi ăn ở, học tập, công tác huấn luyện và các hoạt động khác đã trở lại bình thường. Thời điểm này, điều kiện an ninh vùng mới giải phóng chưa bảo đảm. Mìn và các loại đạn của địch còn rải rác trong khu vực đóng quân, thỉnh thoảng vẫn gây ra tai nạn, cháy nổ, đã có trường hợp bị thương nặng, thậm chí tử vong.

Trong những tháng mùa khô, nguồn nước cung cấp của thành phố Đà Lạt rất hạn chế, nước sinh hoạt ở Học viện gặp nhiều khó khăn; bệnh tật phát triển, nhất là bệnh ngoài da. Khó khăn hơn cả là một số cán bộ, giáo viên nảy sinh tư tưởng không an tâm ở lại Đà Lạt. Trước tình hình đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã ra nghị quyết lãnh đạo xây dựng Học viện lâu dài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Về mặt đời sống, để tạm thời giải quyết khó khăn trước mắt, đảm bảo nước sinh hoạt, một mặt Học viện dùng xe xi-téc chở nước về phân phối cho cán bộ, giáo viên và khu gia đình. Mặt khác, chủ trương lâu dài, Học viện đã triển khai xây dựng đường ống, trạm bơm lấy nước từ hồ Huyền Trân Công Chúa phục vụ cho các hoạt động của Học viện.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các cục, phòng, khoa, hệ, được sự giúp đỡ của cấp trên, các đơn vị bạn, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, toàn Học viện đã quán triệt sâu sắc, thống nhất nhận thức, quyết tâm khắc phục khó khăn, bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực, nên chỉ trong thời gian ngắn đã ổn định được nơi ăn ở, tạo dựng cơ sở vật chất, chuẩn bị các phương án bảo vệ an ninh khu vực đóng quân. Các khoa giảng viên đã nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng tưởng định huấn luyện mới, tiếp tục huấn luyện theo chương trình đã xác định; Học viện tập trung toàn lực cho hậu cần sửa chữa giảng đường, phòng học.

Ngày 19 tháng 4 năm 1976, Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã đến thăm Học viện. Nói chuyện với đại biểu cán bộ, giáo viên, học viên, đồng chí căn dặn: “Học viện Quân sự phải khắc phục khó khăn, vừa huấn luyện tốt, sẵn sàng chiến đấu cao, vừa tăng gia, sản xuất, tiết kiệm giỏi để đứng vững trên mảnh đất Đà Lạt, Lâm Đồng”.

Vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, không chỉ các cán bộ, giảng viên, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên và chiến sĩ học viện, mà còn có cả hậu phương gia đình đã cùng hỗ trợ, động viên, quyết tâm, ổn định tư tưởng gắn bó lâu dài trên quê hương mới. Những ngày tháng đó sẽ mãi không phai mờ trong ký ức của rất nhiều thế hệ. Nhân dịp 77 năm ngày Truyền thống Học viện, tôi xin chia sẻ dấu mốc quan trọng này để mỗi cán bộ, chiến sĩ Học viện hôm nay thêm trân quý lịch sử hào hùng của Học viện Lục quân, thêm yêu mến thành phố hoa Đà Lạt./.

T.T.T


Tác giả: KCD. Trịnh Tiến Thành
Tổng số điểm của bài viết là: 31 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?