• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.052
Tháng 04 : 55.840
Tháng trước : 65.721
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước. Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v.. diễn biến nghiêm trọng. Chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng gia tăng mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn.

Cảnh nhà tan, cửa nát ở dải Gaza do cuộc xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel

Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhìn lại 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới và 32 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Việc xác định trở thành một quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa mở ra một giai đoạn mới, đồng thời thể hiện tính liên tục và hoàn chỉnh trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. “Định hướng xã hội chủ nghĩa” chính là nét đặc sắc nổi bật, thể hiện bản chất nhân văn, tiến bộ; sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là đặc trưng quan trọng nhất trong việc thực hiện tầm nhìn phát triển Việt Nam.

Mặc dù đã được thu hẹp đáng kể, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thua Hoa Kỳ hơn 25 lần;  Singapore 24  lần; Nhật Bản 16 lần; và các nước OECD 16 lần. Việt Nam chưa thể tái lập được kỳ tích phát triển của các nền kinh tế Đông Á đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.

Kinh tế Việt Nam tốc độ tăng trưởng GDP 7,2% trong năm 2023

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như 3 thập niên qua (7-8%/năm), Việt Nam đang đứng trước cơ hội mang tính lịch sử để đạt được những bước ngoặt phát triển trong 3 thập niên tới: 1) đến năm 2030 - kỷ niệm 100 năm ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, trở thành nước công nghiệp, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao; 2) đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm Việt Nam độc lập (1945 - 2045), trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là tầm nhìn phát triển đất nước vừa mang những giá trị Việt Nam, vừa mang những giá trị toàn cầu, và trước hết là ý chí của dân tộc Việt Nam, do chính con người Việt Nam thực hiện.

Hình ảnh Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII của Đảng

Để thực hiện tầm nhìn đó, trước hết phải vững vàng trên nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định sự lãnh đạo của Đảng; kiên định đường lối đổi mới của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định nhất quán quan điểm: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tư duy, xây dựng thể chế phát triển đồng bộ cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường. Chú trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; tạo nền tảng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, không để người dân bị tụt lại phía sau trong quá trình phát triển.

Thứ hai, tăng cường xây dựng con người và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy nguồn lực văn hoá, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh của đất nước. Tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển, tài năng, trí tuệ, phẩm chất con người Việt Nam với tư cách là trung tâm, mục tiêu và là động lực phát triển quan trọng nhất.

Thứ ba, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, kỷ cương, bảo đảm an ninh kinh tế, xã hội, an ninh mạng, an ninh con người. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ xa, từ sớm; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố bên trong có thể gây đột biến. Tiếp tục thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.

Thứ tư, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo - cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và dân vận của Đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

/upload/61311/20231208/grabb678fHVLQ_xay_dung_nha_truong_thong_minh_hoa___.jpg

Hình ảnh cán bộ, giảng viên của Học viện Lục quân tập huấn chuyển đổi số và xây dựng nhà trường thông minh

Đối với Học viện Lục quân cần nhận thức rõ yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng; pháp luật của Nhà nước bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chủ động triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ các nội dung, biện pháp xây dựng Đảng bộ Học viện Lục quân trong sạch vững mạnh gắn với việc xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” là đơn vị điểm đi đầu trong việc xây dựng Nhà trường thông minh hiện đại./.

VXT


Tác giả: CTD. Võ Xuân Tân
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?