• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 839
Tháng 07 : 839
Tháng trước : 38.580
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Từ Bến cảng Nhà Rồng, một quyết định thay đổi vận mệnh dân tộc và trách nhiệm của giảng viên Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay

Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (Văn Ba) rời Tổ quốc trên tàu Amiral Latouche-Tréville, mang khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước. Quyết định lịch sử này là bước ngoặt đời Người, khởi đầu hành trình gian truân nhưng vinh quang, làm thay đổi căn bản vận mệnh dân tộc Việt Nam. Hơn một thế kỷ, sự kiện ấy vẫn soi rọi, đặt ra trách nhiệm rất lớn cho đội ngũ giảng viên Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Lục quân hiện nay.

Bối cảnh lịch sử và quyết tâm sắt đá của người thanh niên Nguyễn Tất Thành

Đầu thế kỷ XX, đất nước ta chìm trong đêm dài nô lệ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Các phong trào yêu nước như Cần Vương, Đông Du, Duy Tân dù sục sôi khí thế nhưng lần lượt thất bại do chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại. Nỗi đau mất nước, sự thống khổ của nhân dân đã thôi thúc biết bao trái tim yêu nước đứng lên đấu tranh. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đó, sớm thấu hiểu nỗi nhục mất nước và khát khao tìm một lối đi mới.

Ngày 5-6-1911, từ bến Nhà Rồng - cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà hỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Khác các bậc tiền bối hướng Đông, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây - nơi khởi nguồn khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” nhưng cũng là quê hương của chính kẻ thù. Quyết định này thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo, tầm nhìn vượt thời đại. Người không chỉ muốn xem xét họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào, mà còn quyết tâm tìm hiểu bản chất chủ nghĩa đế quốc, học hỏi kinh nghiệm cách mạng thế giới để tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Dù phía trước là vô vàn thử thách (không tiền bạc, người thân, tiếng nói chung… ), chỉ với hai bàn tay trắng và trái tim yêu nước nồng nàn, chuyến đi lịch sử từ Bến Nhà Rồng không phải là phiêu lưu cá nhân, mà là sự dấn thân vì đại nghĩa dân tộc, chứa đựng trăn trở, khát vọng và ý chí tìm chân lý cứu nước của một người con ưu tú.

Hành trình tìm đường cứu nước và sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam

Ba mươi năm bôn ba hải ngoại là một cuộc trường chinh gian khổ nhưng vô cùng ý nghĩa, đưa Nguyễn Tất Thành qua nhiều châu lục, làm đủ nghề để sống và hoạt động. Quá trình này giúp Người thấu hiểu sâu sắc bản chất chủ nghĩa đế quốc và nỗi thống khổ của các dân tộc thuộc địa. Bước ngoặt vĩ đại đến vào tháng 7 năm 1920, khi Người đọc “Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin. Luận cương đã soi sáng con đường giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc đi đôi với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cách mạng vô sản, một lựa chọn đáp ứng yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 - kết tinh của quá trình tìm đường và vận dụng sáng tạo lý luận. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành những thắng lợi vĩ đại: Cách mạng Tháng Tám 1945, Điện Biên Phủ 1954, và đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước.

Có thể khẳng định, quyết định ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng năm xưa chính là tiền đề, là khởi nguồn cho mọi thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX và những thành tựu to lớn trong công cuộc Đổi Mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển từ chính hành trình gian nan ấy đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc ta.

Ở Học viện Lục quân, việc trang bị lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cho các đối tượng học viên là nhiệm vụ chính trị trung tâm, có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ quân đội. Vì vậy, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức quan trọng.

Trước hết, đội ngũ giảng viên tích cực nghiên cứu, nắm vững và làm sâu sắc hơn nữa di sản lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Giảng viên phải là người tiên phong trong việc nghiên cứu, học tập, quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ dừng lại ở việc thuộc lòng các nguyên lý, khái niệm mà cần hiểu rõ bản chất cách mạng, khoa học, nhân văn; nắm vững phương pháp luận biện chứng để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, cần đào sâu nghiên cứu hành trình tìm đường cứu nước của Người, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về ý chí, nghị lực, phương pháp tư duy, tầm nhìn chiến lược để truyền thụ cho các đối tượng học viên tại Học viện.

Hai là, chú trọng đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giảng dạy, truyền thụ cho học viên.

Làm sao để những môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không khô khan, giáo điều mà trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, thấm sâu vào nhận thức và tình cảm của học viên là một thách thức lớn. Giảng viên cần chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường tính tương tác, đối thoại; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa lịch sử và hiện tại. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, gắn kết các câu chuyện lịch sử, những tấm gương điển hình, đặc biệt là cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để bài giảng trở nên sinh động, gần gũi. Việc truyền được “ngọn lửa” nhiệt huyết, niềm tin vào lý tưởng cách mạng, vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn cho các đối tượng học viên là một trong những thước đo quan trọng nhất về năng lực của giảng viên.

Ba là, giảng viên là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị.

Lời nói chỉ có sức nặng khi đi đôi với hành động. Giảng viên Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải là hiện thân của những giá trị mà mình truyền thụ. Đó là sự kiên định lập trường tư tưởng, vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; là đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống giản dị, liêm khiết, gần gũi, mẫu mực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chính nhân cách của người thầy sẽ có sức cảm hóa mạnh mẽ đối với học viên.

Bốn là, tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Trong bối cảnh thông tin đa chiều, phức tạp như hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giảng viên Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận này. Bằng kiến thức thực tiễn, lý luận sắc bén, các giảng viên cần chủ động nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; củng cố niềm tin của học viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Năm là, gắn kết lý luận với thực tiễn xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Đối với các đối tượng học viên tại Học viện Lục quân, việc học tập lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ để nâng cao nhận thức mà còn để vận dụng vào quá trình rèn luyện, công tác sau này. Giảng viên cần giúp học viên thấy rõ mối liên hệ mật thiết giữa lý luận và thực tiễn quân sự, quốc phòng; làm rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Phân tích sâu sắc những bài học từ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác để khơi dậy tinh thần cống hiến, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong mỗi học viên.

Quyết định lịch sử của người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ Bến Nhà Rồng hơn một thế kỷ trước đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Di sản mà Người để lại, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh, mãi mãi là tài sản tinh thần vô giá, là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta vững bước tiến lên. Trong dòng chảy lịch sử ấy, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Lục quân là vô cùng vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề. Bằng trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm của mình, mỗi giảng viên nguyện nỗ lực phấn đấu, “truyền lửa”, truyền thụ tri thức và lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học viên, để họ thực sự trở thành người cán bộ quân đội “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đó chính là cách thiết thực nhất để tri ân công lao trời biển của Người, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, sánh vai các cường quốc năm châu như sinh thời Bác hằng mong muốn./.


Tác giả: KMLNTTHCM. Nguyễn Quốc Duy
Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?