• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 883
Tháng 07 : 13.128
Tháng trước : 38.580
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tự hào nối dài truyền thống - từ trí tuệ Trần Đại Nghĩa đến khát vọng chuyển đổi số

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, trong không khí tri ân sâu sắc, toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên chức và chiến sĩ Học viện Lục quân cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc. Trong niềm xúc động ấy, hình ảnh của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - người chiến sĩ trí tuệ, vị anh hùng đã hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước - tiếp tục tỏa sáng và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho sự nghiệp đổi mới, chuyển đổi số của nhà trường hôm nay.

Tri ân những con người vĩ đại - Cuộc đời cống hiến của Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa

Ngày 27/7 là dịp để cả nước tri ân những người con ưu tú đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Trong số đó, có những người lính không trực tiếp ra chiến trường cầm súng, nhưng lại chiến đấu bằng ý chí, trí tuệ và lòng yêu nước nồng nàn. Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - tên thật là Phạm Quang Lễ - là một trong những con người như thế. Sinh năm 1913 tại Vĩnh Long, ông là kỹ sư tài danh từng học tập và làm việc tại Pháp, Đức, tham gia nghiên cứu chế tạo vũ khí tại nhiều viện nghiên cứu châu Âu. Năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông trở về nước “lo vũ khí cho Bộ đội” và đặt nền móng cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông cùng cộng sự đã nghiên cứu, thiết kế thành công những loại vũ khí chiến lược như bazooka, súng không giật SKZ... góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng - là một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1965, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Trong suốt sự nghiệp, ông giữ nhiều trọng trách như Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Đại biểu Quốc hội, đồng thời là người đặt nền tảng cho các ngành kỹ thuật, cơ khí, quân giới ở Việt Nam. Với những cống hiến to lớn, ông được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Ông là biểu tượng kết tinh giữa khoa học, lòng yêu nước và tinh thần tự lực tự cường - tấm gương lớn để các thế hệ hôm nay và mai sau noi theo.

Một số hình ảnh Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Từ chiến sĩ trí tuệ đến hành trình số hóa - Học viện Lục quân tiếp bước anh hùng

Trong thời đại mới, sự nghiệp cách mạng chuyển mình từ trận tuyến chiến đấu sang trận tuyến tri thức và công nghệ. Học viện Lục quân đã và đang chủ động đổi mới mạnh mẽ theo hướng xây dựng “nhà trường thông minh, hiện đại đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, trong đó chuyển đổi số được xác định là nhiệm vụ cốt lõi, toàn diện và lâu dài. Truyền thống yêu nước, học tập, sáng tạo và cống hiến của người chiến sĩ trí tuệ Trần Đại Nghĩa đang được toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên chức và chiến sĩ Học viện Lục quân gìn giữ và phát huy thông qua các hoạt động cụ thể như đẩy mạnh số hóa giảng dạy - toàn bộ hệ thống giảng dạy đang từng bước chuyển đổi sang hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, ứng dụng hiệu quả các nền tảng như hệ thống quản lý học tập (Dạy và học thông minh), thư viện số, bài giảng điện tử, trí tuệ nhân tạo và công nghệ mô phỏng; tăng cường tự học, tự nghiên cứu - học viên chủ động tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi; phát triển kỹ năng số, ngoại ngữ, năng lực nghiên cứu và tư duy phản biện - những năng lực thiết yếu của sĩ quan thời đại mới; phát triển hệ sinh thái học tập thông minh - từ cơ sở hạ tầng công nghệ đến phần mềm quản trị, tất cả đang được đồng bộ hóa và liên kết chặt chẽ, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác đào tạo, quản lý, nghiên cứu và điều hành; và triển khai “bình dân học vụ số” - với tinh thần phục vụ học tập rộng khắp, mọi thành phần trong nhà trường - từ học viên, cán bộ, giảng viên đến chiến sĩ và công nhân viên - đều có thể tiếp cận tri thức qua nền tảng số mà không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian.

Vững bước trên con đường mới - Khẳng định vai trò Học viện trong kỷ nguyên số

Học viện Lục quân hôm nay không chỉ tiếp bước truyền thống hào hùng, mà còn đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số của quân đội. Mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ và công nhân viên chức trong Học viện đều là một “chiếnsố”, sẵn sàng học tập, sáng tạo và cống hiến vì sự nghiệp hiện đại hóa nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, và xây dựng đội ngũ sĩ quan có tư duy chiến lược, tầm nhìn số, năng lực hành động linh hoạt và bản lĩnh vững vàng.

Học viện đang không ngừng mở rộng hợp tác, đổi mới chương trình đào tạo, tổ chức các hội thảo khoa học, triển lãm công nghệ, kết nối học viên với các dự án thực tiễn, qua đó bồi dưỡng năng lực và phẩm chất cho người sĩ quan trong thời đại mới, những người “vừa hồng vừa chuyên”, đủ khả năng làm chủ công nghệ, thích ứng nhanh với chiến tranh hiện đại, và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên cả thực địa lẫn không gian mạng.

Trong dòng chảy tri ân ngày 27/7, hình ảnh Trần Đại Nghĩa vẫn hiện diện trong mỗi giờ giảng, mỗi phòng học, mỗi công trình số hóa của Học viện. Đó không chỉ là hình tượng quá khứ, mà là tinh thần soi đường cho hiện tại và tương lai - truyền cảm hứng để mỗi cá nhân trong nhà trường sống trách nhiệm hơn, đổi mới hơn, dấn thân hơn. Tập thể Học viện Lục quân hôm nay nguyện phát huy cao độ truyền thống anh hùng, tiếp nối tinh thần “chiến đấu bằng trí tuệ”, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và xây dựng nhà trường thông minh, hiện đại, nhân văn, thích ứng nhanh, xứng đáng là trung tâm đào tạo cán bộ chỉ huy - tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch vững mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng./.

 


Tác giả: KTHNN. Nguyễn Chí Hùng
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?