• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 710
Tháng 07 : 20.207
Tháng trước : 38.580
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chủ nhiệm bộ môn ở Khoa Hậu cần - Kỹ thuật trong bối cảnh chuyển đổi số

Đội ngũ chủ nhiệm bộ môn của các khoa giảng viên ở Học viện Lục quân nói chung, Khoa Hậu cần - Kỹ thuật nói riêng là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ chủ nhiệm bộ môn ở Khoa Hậu cần - Kỹ thuật là yêu cầu khách quan, yếu tố cốt lõi trong xây dựng Học viện Lục quân chính quy, thông minh, hiện đại, vững mạnh, toàn diện, “Mẫu mực tiêu biểu”.

Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng đội ngũ giảng viên nói chung, đội ngũ chủ nhiệm bộ môn ở Khoa Hậu cần - Kỹ thuật nói riêng có những chuyển biến tích cực. Chất lượng đội ngũ chủ nhiệm bộ môn từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trước yêu cu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng quân đội, xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý, chất lượng của đội ngũ chủ nhiệm bộ môn vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này còn những hạn chế, bất cập; một số chủ nhiệm bộ môn còn thiếu tiêu chí, chưa đạt chuẩn, nhất là về tin học, ngoại ngữ; năng lực, phương pháp tác phong giảng dạy, nghiên cứu khoa học có đồng chí chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới trong bối cảnh chuyển đổi số.

Hiện nay, trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới chuyển đổi số gắn với việc thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các nghị quyết của Đảng và “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 3488-NQ/TW ngày 29/01/2025 của Quân uỷ Trung ương về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong Quân đội đã tạo bước ngoặt quyết định cho đất nước nói chung và các ngành nói riêng thực hiện chiến lược chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Trong đó, hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Học viện Lục quân nói chung, Khoa Hậu cần - Kỹ thuật nói riêng cũng trong xu hướng phát triển mới. Đ thích ứng nhanh nhạy, kịp thời với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 và bắt nhịp với nền giáo dục quc gia, quốc tế và các trường quân đội ở một s nước trên thế giới, đòi hỏi đội ngũ chủ nhiệm bộ môn cn phải tiên phong đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ vào bài giảng và nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Muốn làm được điều đó, cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ chủ nhiệm bộ môn về bản lĩnh chính trị, năng lực, phương pháp tác phong công tác tt, chuyên môn, nghiệp vụcông tác quản lý điều hành bộ môn… Vì vậy, đối với việc phát triển đội ngũ chủ nhiệm bộ môn ở Khoa Hậu cần - Kỹ thuật trong bối cảnh chuyển đổi số, cần nâng cao những yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đối với đội ngũ chủ nhiệm bộ môn thì đạo đức cách mạng càng phải được chú trọng quan tâm nhiều hơn, “đức” là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng. Đây chính là cơ sở nền tảng để mỗi chủ nhiệm bộ môn không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân, nâng cao và phát triển phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao; là tấm gương sáng để các giảng viên trong bộ môn noi theo. Đồng thời, nâng cao và thống nhất nhận thức, tạo đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm mạnh mẽ về đổi mới sáng tạo và chuyển biến rõ nét trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu chuyển đổi số hiện nay.

Hai là, nâng cao năng lực, trình độ, phương pháp, tác phong công tác

người đứng đầu bộ môn, chủ nhiệm bộ môn phải là những người tiên phong, gương mẫu thực hiện tốt quy chế giáo dục - đào tạo, biết vận dụng tt và sáng tạo phương pháp dạy học tích cực, gắn lý luận với thực tin, biết sử dụng và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật dạy học; biết tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu theo chức trách, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ khác khi được chỉ huy khoa phân công; biết ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào giảng dạy của bản thân và bộ môn. Bên cạnh đó, chủ nhiệm bộ môn phải tích cực tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm liên quan đến chuyển đổi số. Mặt khác, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đội ngũ chủ nhiệm bộ môn bắt buộc phải có thời gian trải nghiệm thực tế đơn vị theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh giảng viên và phù hợp với từng đối tượng đào tạo.

Đại tá Phạm Chí Công, Chủ nhiệm bộ môn Hậu cần, Khoa Hậu cần - Kỹ thuật đang tích cực biên soạn bài giảng điện tử

Phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ chủ nhiệm bộ môn được th hiện qua sự gương mu của bản thân trong thực hiện các nhiệm vụ và chấp hành các quy định của đơn vị, nhất là quy chế giáo dục - đào tạo của Học viện Lục quân; có ý thức tổ chức kỷ lut, tinh thần đoàn kết thương yêu, giúp đ lẫn nhau cùng tiến bộ, phát triển; nói phải đi đôi với làm; sâu sát trong bám nắm chất lượng học tập của học viên và chất lượng giảng dạy, nghiên cứu của các giảng viên trong bộ môn, làm việc có kế hoạch, khoa học; biết tự phê bình và phê bình để sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm; có tinh thần đoàn kết tốt; luôn tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến đóng góp, hết lòng thương yêu, giúp đỡ các giảng viên trong bộ môn; thường xuyên quan tâm, chia sẻ, động viên cán bộ thuộc quyền, nhất là những lúc khó khăn; kiên quyết với những biểu hiện tiêu cực trong học tập, thi, kim tra; luôn chp hành nghiêm nhiệm vụ của chỉ huy khoa giao...

Ba là, nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất

Đ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đòi hỏi đội ngũ chủ nhiệm phải có năng lực tham mưu, đề xuất xây dựng chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học theo môi trường giáo dục số hoá, các giáo trình, tài liệu đã được số hoá. Vì vậy, đòi hỏi ở mỗi chủ nhiệm phải có nn tảng kiến thức chuyên môn tốt; có kinh nghiệm thực tin giảng dạy và thực tiễn ở đơn vị cơ sở; có tư duy khoa học đúng đắn, sâu sc; có khả năng phát hiện những vấn đề mâu thuân, bt cập v chương trình, nội dung, thời gian giáo dục - đào tạo cho các đối tượng để kịp thời tham mưu cho cp ủy, chi bộ, chỉ huy khoa, tổ khoa học của khoa những nội dung, biện pháp cụ th, đ không ngừng nâng cao cht lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học trong bối cảnh chuyển đổi số.

Bốn là, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, giáo dục, rèn luyện đội ngũ giảng viên ở bộ môn

Đ quản lý và điều hành tốt, đòi hỏi chủ nhiệm bộ môn phải nắm chc năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên đ phân công giảng dạy cho phù hợp. Bên cạnh đó, nắm chắc chương trình, kế hoạch huấn luyện chung của khoa và bộ môn để tiến hành xây dựng lịch huấn luyện, lịch tuần của bộ môn đúng đắn, khoa học, không để nhầm giờ, nhầm địa điểm, quên tiết.

Mặt khác, phải tăng cường công tác kim tra việc chp hành kế hoạch huấn luyện của mỗi giảng viên trong bộ môn; thường xuyên dự giảng, thông qua bài, nht là đối với những giảng viên mới, những bài mới, khó và những giảng viên còn hạn chế. Đặc biệt trong năm học 2025 - 2026, cần tập huấn cho cán bộ, giảng viên bộ môn về cách thức biên soạn bài giảng trong các học viện, trường và viện nghiên cứu của Quân đội theo Hướng dẫn số 3939/HD-QHVT ngày 13 tháng 6 năm 2025 của Cục Quân Huấn - Nhà trường. Chú trọng tập trung thông qua nội dung, phương pháp giảng dạy mới theo hướng tính cực, hiện đại, lấy người học làm trung tâm đ bi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho các thành viên trong bộ môn.

Đồng thời, chủ nhiệm bộ môn còn phải có năng lực quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ giảng viên ở bộ môn trong chấp hành tốt đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định của Học viện; giáo dục, rèn luyện họ có phm cht, đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, chấp hành nghiêm túc quy chế giáo dục - đào tạo, nhất là trong giảng dạy và thi, kiểm tra; thường xuyên xây dựng tốt mối đoàn kết thng nhất trong bộ môn; giải quyết tốt các mối quan hệ công tác khác.

Tóm lại, đội ngũ chủ nhiệm bộ môn ở Học viện Lục quân nói chung, Khoa Hậu cần - Kỹ thuật nói riêng đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số. Vì vậy, việc chủ động, tích cực nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ này là một yêu cầu cấp bách và tất yếu hiện nay./.

P.N.C


Tác giả: KHCKT. Phạm Ngọc Chuyên
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?