• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 189
Tháng 03 : 35.728
Tháng trước : 44.092
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - Nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Từ thời các vua Hùng dựng nước, nơi đây đã là vùng đất phồn hoa, đô hội. Qua bao đời, Hà Nội luôn giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước. Đặc biệt, sự kiện giải phóng Thủ đô vào ngày 10/10/1954 đã mở ra một chương mới, hào hùng trong lịch sử ngàn năm của thành phố.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) chúng ta cùng nhìn lại ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô; truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng.

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Sau chín năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ, với ý chí không gì lay chuyển được và tinh thần chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo của quân và dân ta, đặc biệt với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 , thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc nước ta.

Theo các điều khoản của Hiệp định, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Tuy nhiên, thực dân Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, lôi kéo người di cư vào Nam, gây rối loạn và làm cho mọi công việc bị đình trệ. Biết trước âm mưu của Pháp, ý thức rõ quy mô và tầm quan trọng của việc tiếp quản Hà Nội, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cử các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác tiếp quản Thủ đô. Hội đồng Chính phủ đã công bố các chính sách đối với thành thị mới giải phóng; về tôn giáo, các điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ và nhân viên công tác khi vào thành phố mới giải phóng; Bộ Tổng Tư lệnh đã ra lệnh cho các đơn vị bộ đội đang tiến về giải phóng Hà Nội phải giữ vững trật tự an ninh của thành phố, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ ngoại kiều, triệt để chấp hành các chính sách và kỷ luật mà Chính phủ đã đề ra, luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích, phá hoại. Sau khi ký kết các hiệp định chuyển giao vào cuối tháng 9/1954, quân ta đã tiến hành các hoạt động chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp quản Thủ đô. Các lực lượng vũ trang và hành chính đã được điều động vào Hà Nội, sẵn sàng cho nhiệm vụ lịch sử. Theo đúng kế hoạch, quân ta đã tiến hành tiếp quản thành phố một cách nhanh chóng, an toàn và trật tự, đảm bảo không gây gián đoạn đến cuộc sống của nhân dân.

II. DIỄN BIẾN SỰ KIỆN NGÀY 10/10/1954

Đúng 8 giờ sáng, cánh quân phía Tây gồm những chiến sỹ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ”, xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa) đi qua các phố: Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào,Hàng Ngang... đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông. 

Bác sỹ Trần Duy Hưng (đứng), Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội trong đội ngũ tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954

III. HÀ NỘI PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, XỨNG DANH THỦ ĐÔ ANH HÙNG, NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Trong tương lai, Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một đô thị thông minh, bền vững, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước và khu vực. Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội cần tiếp tục phát huy truyền thống, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế sâu rộng để Thủ đô không chỉ là một thành phố, mà còn là một biểu tượng của sự kiên cường, sáng tạo và phát triển không ngừng. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến.

Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là dịp chúng ta nhìn lại một chặng đường lịch sử vẻ vang, bước trưởng thành và phát triển để thêm tự hào và trách nhiệm với Hà Nội; chung tay, góp sức đưa Thủ đô vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thành công Nghị quyết số 15 - NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, tiếp tục lập được những thành tựu mới, xứng đáng hơn nữa với niềm tin của Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước dành cho Thủ đô, để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội xứng đáng là Thủ đô Anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng.

Hà Nội hôm nay

O.M.H


Tác giả: KPB. Ông Mạnh Hùng
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?