• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 976
Tháng 05 : 30.064
Tháng trước : 60.869
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - ý nghĩa đối với nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học ở Học viện Lục quân hiện nay

50 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục khẳng định, nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh mới của thời đại, tạo ra khí phách, hào khí mới, cổ vũ, thôi thúc toàn dân vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Học viện Lục quân gần 80 năm qua, luôn gắn liền với sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, các thế hệ cán bộ, học viên của Học viện đã đóng góp tích cực vào những thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta trong đấu tranh cách mạng, cũng như Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Những năm gần đây, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, phát huy truyền thống vẻ vang của Học viện, tinh thần Đại thắng mùa Xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tập trung xây dựng Học viện thành một trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của Quân đội, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đạt được những thành tựu đó, cùng với nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện kỷ luật cho từng đối tượng, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện; trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng học và nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học, có thể khái quát bằng một số kinh nghiệm sau đây:      

Một là, quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, học viên về mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học.

Đây là nội dung rất quan trọng mang tính quyết định chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học của học viên sau học; bởi vì, chỉ khi nhận thức đúng, thấu suốt mới hành động thống nhất và hiệu quả. Thấm nhuần bài học về nhận thức nhiệm vụ từ đại thắng mùa Xuân 1975, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã thường xuyên quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học cho học viên sau học. Trên cơ sở đó, Học viện luôn dành một phần quan trọng trong nghị quyết Đảng ủy lãnh đạo nhiệm vụ nâng cao chất lượng học, nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học. Đồng thời chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Học viện cụ thể hóa các nội dung bằng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện ở cấp mình với những chỉ tiêu, biện pháp thiết thực, đồng bộ, phù hợp. Để đạt kết quả cao, Học viện đã yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các phòng, khoa và Hệ Đào tạo Sau đại học và Giảng viên kết hợp giữa giáo dục thường xuyên với đột xuất, giáo dục chung với giáo dục riêng cho từng đối tượng học viên sau đại học. Do đối tượng này đa dạng, với độ tuổi không đồng đều, nhiều học viên có hoàn cảnh khó khăn; vì vậy, Học viện đã thường xuyên chỉ đạo Hệ Đào tạo Sau đại học và Giảng viên phối hợp chặt chẽ với Phòng Sau đại học nắm chắc tình hình, phân loại ngay trong thời gian dự khóa để có biện pháp quán triệt, giáo dục phù hợp, hiệu quả. Qua đó, đã nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của học viên sau đại học trong học tập, nghiên cứu khoa học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo mà Học viện đã xác định. Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc học viện, các cơ quan, Hệ Sau đại học và Giảng viên cũng tích cực phê phán và xử lý nghiêm các biểu hiện chủ quan, tự mãn hoặc xem nhẹ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học.    

Hai là, đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp dạy, học và nghiên cứu khoa học.

Vận dụng bài học kinh nghiệm về tính “đúng đắn, sáng tạo” trong nội dung lãnh đạo, chỉ đạo Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Đồng thời, nhận thức rõ việc đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp dạy, học, nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học là một đòi hỏi khách quan, cần phải thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Yêu cầu của việc đổi mới là phải bám sát nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, chỉ huy các cấp về học tập, nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học, phù hợp với đối tượng tác chiến của Quân đội ta. Vì vậy, quá trình thực hiện, Học viện đã thường xuyên chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các khoa chuyên ngành xây dựng và điều hành kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học cho đối tượng này một cách chặt chẽ, khoa học, không để chồng chéo. Học viện thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung học tập, nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học, đảm bảo hiệu quả, thiết thực; chú trọng cập nhật, đưa vào nội dung học tập, nghiên cứu khoa học những vấn đề mới về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, với một kết cấu lôgíc, chặt chẽ, thiết thực; đồng thời theo hướng chuẩn hóa bậc học thạc sĩ và tiến sĩ khoa học nghệ thuật quân sự, bảo đảm tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, bậc học, từng ngành đào tạo; gắn nhà trường với đơn vị và xã hội, lý thuyết với thực hành, đào tạo với sử dụng, vận dụng kết quả học tập, nghiên cứu khoa học vào thực tiễn ở các học viện, nhà trường, cơ quan và đơn vị.

Cùng với đó, Học viện chỉ đạo thường xuyên đổi mới nội dung dạy, học và nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học bảo đảm chuẩn hóa về mặt kiến thức, kiên quyết cắt bỏ những nội dung trùng lặp, giảm thời gian lên lớp, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu; cập nhật, bổ sung những tri thức mới, hiện đại, phù hợp hơn. Đồng thời, Học viện đặt ra yêu cầu cao, chất lượng thực chất đối với tiểu luận, chuyên đề, luận văn cao học, luận án tiến sĩ, hội thảo khoa học ở các cấp; qua đó, giúp cho học viên nâng cao khả năng học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, chuyên sâu; có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu; có cách giải quyết sáng tạo vấn đề thực tiễn hoạt động quân sự đang đặt ra một cách khoa học.

Theo yêu cầu của thực tiễn, cùng với tiếp thu sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện thường xuyên đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu, điều chỉnh hình thức học tập, nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học cho phù hợp. Trong đó đã kết hợp nhịp nhàng giữa học tập, nghiên cứu tập trung với nâng cao khả năng độc lập học tập, tự nghiên cứu, phù hợp với từng đối tượng, nội dung môn học. Chú trọng lựa chọn hình thức dạy, học và nghiên cứu khoa học, hướng tới phát huy tính tích cực của người học, khuyến kích tự học, tự nghiên cứu, phù hợp với bậc học sau đại học. Cùng với đó, nhiều giảng viên đã lựa chọn những phương pháp phù hợp với cả người dạy và người học, tập trung vào chất lượng bài giảng theo phương pháp tích cực; định hướng cho học viên độc lập, tự giác nghiên cứu, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; chấp hành nghiêm quy trình, các bước tiến hành một công trình khoa học, luận văn, luận án, không đốt cháy giai đoạn, không áp đặt rập khuôn, máy móc. Đồng thời, thường xuyên đổi mới hình thức đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học; chú trọng phát huy vai trò của cơ quan chức năng, các chuyên gia, hội đồng khoa học các cấp trong thẩm định, hội thảo, bảo vệ luận văn, luận án.

Ba là, phát huy vai trò đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, tính tích cực, chủ động của học viên sau đại học để nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học.

Tiếp tục vận dụng và phát huy bài học về tinh thần “đoàn kết, tự lực, sáng tạo” của đại thắng mùa Xuân năm 1975, Học viện đã thường xuyên yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp xây dựng quyết tâm, trách nhiệm, bằng các kế hoạch, biện pháp cụ thể, thiết thực, nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Để đạt hiệu quả, Học viện chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy, hướng dẫn học tập, nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học theo hướng “chuẩn hóa”; trong đó, chủ động lựa chọn những giảng viên có học hàm, học vị cao và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm để phân công giảng dạy, hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên sau đại học. Cùng với đó, Học viện đã chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong việc duy trì thời gian, chế độ học tập chính khóa cũng như tự học tập, tự nghiên cứu; duy trì nền nếp sinh hoạt của tổ khoa học, tổ phương pháp của học viên sau đại học. Qua đó, cán bộ các cấp nắm chắc chất lượng học, nghiên cứu khoa học của học viên, kịp thời đề đạt thủ trưởng Học viện và các phòng, khoa có liên quan để điều chỉnh nội dung, chương trình học tập, nghiên cứu khoa học cho phù hợp.

Song song với chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, phát huy vai trò của cán bộ quản lý các cấp, Học viện đã thường xuyên đẩy mạnh việc phát huy tính năng động, chủ quan, tích cực tự học tập, tự nghiên cứu của học viên sau đại học theo mục tiêu đào tạo. Trong đó, học viên sau đại học kết hợp tiếp thu kiến thức trên lớp với chú trọng tìm tòi nghiên cứu, trao đổi học thuật, gợi mở tư duy, chủ động nắm vững kiến thức, hiểu sâu, rộng nội dung; phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, quyết đoán, vận dụng kiến thức tổng hợp, tập trung nâng cao chất lượng luận văn, luận án. Đồng thời, hằng năm Học viện đã tổ chức triển khai các đoàn nghiên cứu sinh đi khảo sát thực tế để nghiên cứu thực địa, vận dụng lý luận vào thực tiễn, kịp thời rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng luận án tiến sĩ, phù hợp với điều kiện tác chiến mới.

Bốn là, quan tâm đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị học tập, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học.

Thấu triệt bài học về tận dụng “binh khí kỹ thuật, đảm bảo đầy đủ” cho đại thắng Xuân năm 1975, Học viện thường xuyên quan tâm đầu tư đúng mức và sử dụng có hiệu quả các giảng đường chuyên dùng cho giảng dạy học viên sau đại học, hướng dẫn, định hướng nghiên cứu khoa học, tổ chức sinh hoạt tổ phương pháp, hội thảo khoa học, nhất là nội dung học kỹ năng Anh ngữ, mô hình mô phỏng phục vụ học tập, nghiên cứu Nghệ thuật quân sự Việt Nam. Học viện đang từng bước triển khai Đề án xây dựng Nhà trường thông minh, hiện đại. Phát huy hệ thống thư viện, nhất là phát huy hiệu quả thư viện số, hệ thống mạng nội bộ, tạo thuận lợi cho học viên sau đại học truy cập thông tin, nghiên cứu tài liệu nâng cao chất lượng tiểu luận, chuyên đề, đề cương, luận văn và luận án tốt nghiệp. Đồng thời, Học viện đã thường xuyên quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất, tinh thần đối với học viên sau đại học, xây dựng môi trường học tập, nghiên cứu lành mạnh tốt đẹp, coi đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học.

Trong thời gian tới, yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo học viên sau đại học đặt ra ngày càng cao, phải phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Do đó, cùng với phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam, niềm tự hào từ những bài học kinh nghiệm quý báu của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, vận dụng sát đúng, sáng tạo vào thực tiễn nhiệm vụ của Học viện, chú trọng nâng cao chất lượng học, nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

N.T.H


Tác giả: HSDH. Nguyễn Trung Hiền
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?