Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 839
Tháng 04 : 48.984
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, tất cả vì dân, tất cả do dân, có dân là có tất cả. Hay “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, không có gì cao cả hơn là phục vụ dân. Quan niệm của Bác Hồ về dân là như thế. Cho nên, bài báo Dân vận của Bác viết đăng trên báo sự thật ngày 15/10/1949 tuy ngắn nhưng nội dung và ý nghĩa của nó lại rất lớn và rất quan trọng.

 

Bác Hồ trò chuyện với nhân dân

Bác chỉ rõ: Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”. đồng thời, Người nhấn mạnh:

Một là, cán bộ, đảng viên phải tự mình làm gương cho quần chúng. Với đặc điểm, tâm lý của người phương Đông, người Việt Nam, việc nêu gương có một tác dụng to lớn. Cán bộ, đảng viên phải tự mình làm gương cũng chính là yêu cầu đầu tiên của phong cách Lêninnít. Lời nói đi đôi với việc làm.

Hai là, phải gần gũi quần chúng, kiên trì, giải thích cho quần chúng hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách. Người dạy: Muốn thực sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới biết sinh hoạt của quần chúng thế nào... mới biết nguyện vọng của quần chúng thế nào.

Ba là, cách tổ chức, cách làm việc cũng phải phù hợp với quần chúng. Lực lượng làm công tác dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị - trước hết là của chính quyền.

Khi nói về phẩm chất và phong cách của cán bộ dân vận, Bác Hồ có nhiều cách nói khác nhau, ở những ngữ cảnh khác nhau nhưng tập trung nhất là trong bài báo Dân vận ngày 15-10-1949, Người đúc kết thành 12 từ: óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Đặt “óc nghĩ” lên hàng đầu, Bác Hồ muốn khẳng định công tác dân vận không chỉ là những thao tác cụ thể, những công thức có sẵn mà bản thân nó là một khoa học - khoa học về con người, một nghệ thuật - nghệ thuật tiếp cận và vận động con người, phải dày công tìm tòi suy nghĩ để phân tích chính xác tình hình nhân dân, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn sinh động để vận động nhân dân có hiệu quả. “Mắt trông, tai nghe, chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thực tế, đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà giúp dân giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách. “Miệng nói, tay làm” là phong cách quan trọng nhất hiện nay, “phải thật thà nhúng tay vào việc”, không được nói một đằng, làm một nẻo, miệng thì vận động người khác nhưng mình thì không làm hoặc làm ngược lại. Bác cũng nghiêm khắc phê phán “bệnh nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”.

Đối lập với tác phong “miệng nói, tay làm” là lối “chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” tức là nói mà không làm và nếu có làm thì chỉ làm theo lối quan liêu “bàn giấy”. Trong thư gửi các đồng chí Bắc Bộ năm 1947, Bác đã phê phán tác phong làm việc kiểu này: “Thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều. Ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chịu xuống địa phương kiểm tra công tác để vạch ra những kế hoạch thi hành chỉ thị, nghị quyết của đoàn thể cho chu đáo. Những chỉ thị, nghị quyết cấp trên gửi xuống các địa phương có thực hiện được hay không, các đồng chí cũng không biết đến”. Và Bác nhấn mạnh hậu quả tai hại của căn bệnh này: “Cái lối làm việc như vậy rất có hại. Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ được tình hình bên dưới cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi hành được đến nơi, đến chốn”. “Phải thật thà nhúng tay vào việc”.

Người làm dân vận phải thật thà “nhúng” tay vào việc, tức là làm việc một cách thật sự, phải cùng lao động, cùng chiến đấu, lăn vào cuộc sống hàng ngày của quần chúng để thực hiện mục đích của công tác dân vận. Nếu “chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” thì làm sao hiểu được dân, làm sao “vận” được dân, làm sao để dân có tự do, hạnh phúc thật sự.

Thấm nhuần tư tưởng của Người, qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đều có các nghị quyết chuyên đề về dân vận để định hướng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác này như: Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân”; Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 23-QĐ/TW về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận trong Quân đội luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều chủ trương, biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Với phương châm hướng mạnh về cơ sở, đa dạng hóa nội dung, hình thức tiến hành dân vận, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, làm lan tỏa phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong xã hội. Nội dung công tác dân vận gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và đặc điểm địa bàn; được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tham gia có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với địa phương thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ở biên giới, vùng sâu, vùng xa, công tác dân vận trong quân đội đã góp phần giúp đồng bào các dân tộc thay đổi nếp sống, cách nghĩ; sống định canh, định cư, xây dựng thôn, bản văn hóa, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm; không sinh hoạt đạo trái pháp luật, tàng trữ vũ khí, buôn bán ma túy, tái trồng cây thuốc phiện, v.v. Thông qua công tác dân vận, đồng bào các dân tộc đã nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá cách mạng nước ta. Phong trào Thi đua “Dân vận khéo” được đẩy mạnh, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu; nhiều mô hình hiệu quả, có sức lan tỏa, tạo động lực, cổ vũ, động viên đông đảo nhân dân hưởng ứng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn.

Có thể nói, Quân đội đã thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, “thế trận lòng dân” vững chắc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Vì vậy, toàn quân tiếp tục quán triệt, xác định rõ trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả Quy chế Công tác dân vận của hệ thống chính trị. Xem đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Quân đội lên một tầm cao mới./.


Tác giả: CTD. Nguyễn Hữu Trung
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?