Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 43
Tháng 09 : 18.236
Tháng trước : 58.384
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - từ thầy giáo dạy sử đến danh tướng huyền thoại - vị tướng của lòng dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình, một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thiên tài về quân sự của dân tộc Việt Nam và là một trong những vị tướng kiệt xuất nhất của mọi thời đại, vị tướng của lòng dân.

Võ Nguyên Giáp tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn hay còn gọi là Tướng Giáp hoặc Anh Văn. Đại tướng sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá nay là xã Lộc Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho yêu nước, xuất thân vốn là một thầy giáo dạy sử tại trường Thăng Long (Hà Nội), nhưng sớm chứng kiến cảnh đồng bào bị đàn áp, bóc lột bởi bè lũ thực dân và tay sai, trong ông đã sớm trỗi dậy tinh thần cách mạng và ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ đi vào lịch sử Việt Nam với tư cách là vị tướng của lòng dân, người anh hùng dân tộc mà còn được thế giới biết đến như một nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam và là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất của thế giới, được xếp ngang hàng với  Alexander Đại đế; Hoàng đế Napoleon; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; Geogry Zukop… Là vị đại tướng đầu tiên và cũng là tổng tư lệnh duy nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng.

Trong chiến tranh giải phóng, đại tướng là bộ não, chỉ huy trưởng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước; những chiến công làm nên tên tuổi của đại tướng có thể kể đến như: chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950; chiến dịch Mậu Thân 1968; chiến dịch Đường 9 Khe Sanh… nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 “Chấn động địa cầu”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới ghi nhận là “Chuyên gia vĩ đại về chiến tranh nhân dân” và là “Bậc thầy đỉnh cao của chiến tranh du kích”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được kính trọng, nể phục không chỉ của những người Việt Nam mà còn từ chính những kẻ đối địch ở bên kia chiến tuyến. Không chỉ rực sáng trong lĩnh vực quân sự, mà còn là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, vị tướng duy nhất trên thế giới đã “Lấy nghiệp văn để nâng tầm của người võ tướng, lấy võ nghiệp để thực hành triết lý nhân văn” và tinh thần cống hiến của đời mình. Khiến nhân loại phải nghiêng mình kính phục:

 “Văn lo vận nước Văn thành Võ - Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn”

“Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng - Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”

Đại tướng theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người duy nhất được phong thẳng hàm Đại tướng ngay trong đợt đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào năm 1948. Đại tướng Võ Nguyên Giáp người có công lớn trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hùng nạnh, từ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với 34 người, đến những Đại Đoàn quân tiên phong thiện chiến, dũng mãnh đủ sức đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Một học giả người Anh từng nhận xét về đại tướng: “Chúng ta khó mà so sánh ông với các tướng lĩnh khác về sự điều hành ở tầm cao của cuộc chiến tranh du kích và ở các cuộc hành binh lớn nói trên, Võ Nguyên Giáp đã chứng minh rằng ông có những đức tính ngoài tầm cỡ bình thường trên mọi lĩnh vực của chiến tranh”. Người Mỹ đã từng đánh giá về đại tướng: “Võ Nguyên Giáp thiên tài của Việt Nam, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại, ông trở thành một chuyên gia vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân”.

Quan điểm dụng binh của tướng Giáp được thể hiện qua câu nói nổi tiếng của ông: “Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh”. Nói về tài thao lược của tướng Giáp, bách khoa toàn thư Quân sự Bộ quốc phòng Mỹ xuất bản năm 1993 có viết: “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao; sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử”.


Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân

Nếu như theo tiêu chí chọn tướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Đánh thắng đại tướng được phong đại tướng” thì trong cuộc đời mình, đại tướng đã lần lượt đọ sức và đánh thắng tới 4 đại tướng của Pháp; 6 của Mỹ và nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Người Mỹ khi nhắc đến đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn thường kính trọng gọi ông là “Đại tướng 5 sao”. Tướng William Westmoreland, cựu Tổng tư lệnh quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam (1964 - 1968) kính trọng gọi ông là “Tướng huyền thoại”.

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2-9-1973

Sự đánh giá và tôn vinh đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp thật sự thuyết phục bởi chính khách phương Tây, những học giả ở bên kia chiến tuyến, tướng lĩnh quân đội đã từng là đối thủ của đại tướng trên chiến trường… Khi chiến tranh đã lùi xa, người Pháp, người Mỹ có dịp trở lại và chuyện trò với đại tướng, thì họ mới thật sự hiểu tại sao họ đã thua một vị tướng chưa hề đọc cuốn sách giáo khoa quân sự nào và cũng như chưa từng học ở một trường sĩ quan quân sự nào. Điều đã tạo nên một danh tướng, vị tướng huyền thoại thời đại Hồ Chí Minh.

Hôm nay, giữa mùa xuân đổi mới, trong niềm vui chung của đất nước, mỗi dịp kỷ niệm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5) hằng năm, nhân dân, Tổ quốc, dân tộc và nhân loại yêu hòa bình khắp nơi trên thế giới lại nhớ đến đại tướng với lòng tự hào kiêu hãnh về một người Anh hùng của một dân tộc Anh hùng.

Tháng năm trôi qua, thế rồi điều không mong muốn rồi cũng đã đến, đại tướng ra đi, theo Bác kính yêu về cõi vĩnh hằng, để lại nỗi thương tiếc vô vàn của đồng chí, đồng đội và nhân dân. Nhớ vế đại tướng, cán bộ, giản viên Học viện Lục quân nói chung, Khoa Trinh sát nói riêng nguyện một lòng phấn đấu, vươn lên và trưởng thành toàn diện, mãi xứng đáng với đại tướng, một nhân cách lớn như vì sao rực sáng mãi trên bầu trời tự do cùng nhân loại hướng đến tương lai./.


Tác giả: KTS. Nguyễn Tiến Công
Tổng số điểm của bài viết là: 39 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?