Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 150
Tháng 09 : 16.382
Tháng trước : 58.384
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát huy giá trị truyền thống gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Theo Người: “Một gia đình mới, một gia đình tốt là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn trong công việc cùng nhau, nam nữ bình đẳng. Phải đề cao và tôn trọng người phụ nữ”.

Thực hiện lời dạy của Bác và ý nghĩa vô cùng to lớn, cao đẹp của gia đình đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, hạnh phúc. Ngày 04 tháng 5 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, là ngày tôn vinh truyền thống gia đình, hướng tới mục tiêu xây dựng Gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”. 

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, gia đình Việt Nam đã góp phần công sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống lại mọi ách áp bức, đô hộ, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển của đất nước, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Ngày nay, gia đình Việt Nam đang được xây dựng, gìn giữ và phát triển với những giá trị nhân văn tiến bộ theo tiêu chí: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc trên cơ sở thực hiện quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em. Trách nhiệm giữa nam và nữ trong công việc chăm lo đời sống gia đình được chia sẻ và tôn trọng, bạo lực gia đình bị lên án, tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định các công việc quan trọng của gia đình, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ngày càng cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội, gia đình thực hiện, bảo vệ và phát huy. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đang tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình, một phần giá trị đạo đức của gia đình đang bị mai một và có biểu hiện xuống cấp. Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình. Tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn; mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình không bền chặt. Không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà dần dần bị ảnh hưởng.

Vì vậy, ngày Gia đình Việt Nam 28.6 là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi… cùng nhau vượt qua sóng gió để “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Gia đình các quân nhân là bộ phận không thể tác rời trong đại Gia đình Việt Nam, gia đình quân nhân không quản hi sinh gian khổ góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đại đa số gia đình quân nhân từng bước được nâng lên “ấm no, hạnh phúc”, tuy nhiên còn bộ phận không nhỏ các gia đình quân nhân còn găp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị trong toàn quân cụ thể hóa bằng nhiều chính sách, chương trình hành động nhằm xây dựng, phát triển gia đình quân nhân và hậu phương quân đội; bảo đảm gia đình là chỗ dựa vững chắc để mỗi quân nhân hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Học viện Lục quân đứng chân trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; xa các trung tâm kinh tế - xã hội của đất nước, điều kiện kinh tế - xã hội địa phương còn nhiều khó khăn nên tác động tới xây dựng gia đình các quân nhân trong Học viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, chiến sỹ là lực lượng nòng cốt để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng chính quy góp phần xây dựng Học viện “Thông minh, hiện đại”. Vì vậy, chăm lo xây dựng gia đình quân nhân của đơn vị là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Thực hiện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Ban Giám đốc Học viện đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách quan tâm xây dựng, phát triển gia đình quân nhân, như: chính sách việc làm; chính sách nhà ở công vụ; chính sách xây dựng nhà đồng đội, nhà tình nghĩa; chính sách với gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công; khuyến học, chăm sóc trẻ em… để xây dựng các gia đình quân nhân ngày càng No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, mỗi gia đình quân nhân thực sự là “Hậu phương vững chắc” để mỗi quân nhân yên tâm công tác, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Gia đình quân nhân của Học viện luôn giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp, giá trị cao cả của Gia đình Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều gia đình quân nhân trở thành hạt nhân tiêu biểu, đạt chuẩn “Gia đình văn hóa tiêu biểu”ở khu dân cư./.

 L.V.Đ


Tác giả: KHCKT. Lê Văn Đức
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?