Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.045
Tháng 04 : 59.691
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam

Nền báo chí cách mạng Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập “Báo Thanh niên” ngày 21/6/1925. Báo Thanh niên là tiếng nói của tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội”, đã góp phần giương cao ngọn cờ cách mạng Việt Nam, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của dân tộc Việt Nam theo con đường của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” ngay từ năm 1930. Trải qua 97 năm, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đề cao vai trò của báo chí đối với việc giáo dục quần chúng cách mạng. Đặc biệt, lãnh tụ V.I.Lênin đã sử dụng báo chí làm phương tiện thức tỉnh quần chúng lao động và làm vũ khí đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng, lý luận phản mác xít, đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ, lười biếng lao động và học tập, vô trách nhiệm, bệnh kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa… trong bộ máy của Đảng và Nhà nước xô viết thời kỳ đó. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí như là một vũ khí đấu tranh, vạch trần bản chất xâm lược, áp bức, bóc lột đối với nhân dân thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp, đồng thời dùng báo chí để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người đặt vấn đề “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Người trả lời: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Đồng thời, Người đã sử dụng báo chí là một công cụ hữu hiệu để thức tỉnh, giác ngộ nhân dân các dân tộc thuộc địa, nhất là đồng bào trong nước đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc với những quan điểm, tư tưởng hết sức sáng tạo, phù hợp với cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thực sự, hoàn toàn thì phải “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” và “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”; “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”; “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”; ...

Đặc biệt, đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ cách mạng đời sau, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, các bài viết, tác phẩm báo chí của Người đã trở thành lời hiệu triệu có sức cuốn hút vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ. Đó là những lời khuyên nhủ, động viên, an ủi, khích lệ rất mạnh mẽ đối với những người làm công tác giáo dục, các thầy cô giáo và các em học sinh. Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”; “đào tạo thế hệ tương lai là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”; “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất”, “những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”; “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất trọng và rất cần thiết”…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí để phê phán, lên án chế độ giáo dục của bọn thực dân và phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu. Người cho rằng đó là chế độ giáo dục phục vụ công cuộc áp bức, bóc lột, là chế độ giáo dục “nhồi sọ”, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền giáo dục ở Việt Nam. Người viết: “Trong mấy mươi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng giáo dục nô lệ để nhồi sọ thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hư hỏng”; “Chúng mở một ít trường học, để nhồi sọ thanh niên ta, biến họ thành những người nô lệ dễ sai khiến”. Đồng thời, Người luôn nhắc nhở đội ngũ các thầy, cô giáo phải tuyệt đối tránh lối dạy theo kiểu “nhồi sọ” và phải luôn làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Người căn dặn: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”…

Nguyễn Ái Quốc làm báo ở Pari

Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là từ khi nước ta giành được độc lập, Đảng ta đã quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của báo chí cách mạng đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Báo chí cách mạng Việt Nam đã phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng nhân dân luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu tranh kiên cường của Đảng ta, Nhân dân ta, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới, trong khi khẳng định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, Đảng ta luôi coi trọng “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, chuyển đổi số quốc gia nói chung, lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói riêng.

Học viện Lục quân được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ huy - tham mưu binh chủng hợp thành cấp trung, sư đoàn và tương đương, cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khoa học quân sự, thí điểm đào tạo, hoàn chỉnh chương trình cao cấp lý luận chính trị và đào tạo cán bộ Quân đội Nhân dân Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia. Do đó, việc quán triệt sâu sắc quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của báo chí cách mạng cũng như các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào quá trình triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo là việc làm rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện hiện nay. Do vậy, Học viện Lục quân tiếp tục phát huy vai trò của Tạp chí Nghiên cứu Chiến thuật - Chiến dịch, Trang Thông tin điện tử Học viện Lục quân, các ấn phẩm khoa học, Hệ thống truyền thanh nội bộ, thư viện phòng đọc sách, tủ sách, hệ thống truyền hình và đội ngũ các nhà khoa hoc, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong thông tin, tuyên truyền phổ biến nhiệm vụ chính trị của Học viện, các cơ quan, đơn vị. Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng đơn vị, xây dựng các tổ chức đảng, quan hệ quân dân, truyền thống 76 năm Học viện Lục quân xây dựng, chiến đấu và phát triển. Đồng thời, giáo dục cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, hạ sĩ quan - binh sĩ, người lao động luôn nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của Bộ Quốc phòng, của Học viện về kỷ luật phát ngôn, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, bảo đảm bí mật quốc gia, bí mật quân sự, an toàn tuyệt đối trong đơn vị, không để các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Học viện vững mạnh toàn diện, “Mẫu mực, tiêu biểu”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021 - 2022./.

N.S.H


Tác giả: HSDH. Nguyễn Sỹ Họa
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?