Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 95
Tháng 05 : 1.869
Tháng trước : 74.174
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa Hậu cần - Kỹ thuật tích cực bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên mới năm học 2023-2024

Đội ngũ giảng viên mới ở Khoa Hậu cần – Kỹ thuật là những giảng viên được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hậu cần, kỹ thuật hoặc tài chính. Quá trình giáo dục, đào tạo không chỉ thuần tuý trang bị kiến thức, mà còn trang bị những kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy các mặt về hậu cần, kỹ thuật, tài chính... Do vậy, giảng viên giảng viên phải có kiến thức chuyên sâu về hậu cần, kỹ thuật để có thể giảng dạy cả hai nội dung. Điều này, đòi hỏi giảng viên trước hết phải có phẩm chất của người quân nhân cách mạng, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật; đồng thời, phải có kỹ năng sư phạm và tích lũy kiến thức không chuyên sâu. Như vậy, muốn nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên hậu cần-kỹ thuật, bên cạnh nâng cao kiến thức chuyên ngành, cần phải chú trọng bồi dưỡng về năng lực sư phạm, nhận thức chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, còn phải bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành không chuyên sâu.

Những năm qua, cấp ủy, chỉ huy Khoa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhất là số giảng viên mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, so với mục tiêu, yêu cầu ngày càng cao thì năng lực giảng dạy ở một số giảng viên mới còn hạn chế; kiến thức chưa toàn diện; lúng túng, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động thực tiễn, cán bộ công tác tốt tại cơ quan nhưng khi về khoa còn gặp nhiều bỡ ngỡ khác với kinh nghiệm công tác thực tiễn. Một số giảng viên được đào tạo tại các nhà trường ngoài quân đội nên ban đầu có phần khó khăn trong giảng dạy tại Học viện, việc cập nhật thông tin, vận dụng phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế.

Ngay từ những ngày đầu năm học, cấp ủy, chỉ huy Khoa đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên mới. Chỉ huy Khoa và chủ nhiệm bộ môn luôn nhận thức và quán triệt sâu sắc việc bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên mới nói riêng là một nhiệm vụ chính trị trung tâm, được xác định trong nghị quyết lãnh đạo; có chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp, sát đúng, tính khả thi cao.

Nội dung bồi dưỡng từng bước toàn diện cả về hậu cần, kỹ thuật và tài chính; bám sát các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, phù hợp với từng môn học, bài học, đối tượng theo đúng yêu cầu đổi mới phát huy tính tích cực nhận thức của học viên. Chú trọng bồi dưỡng tri thức, phương pháp, kinh nghiệm thực tiễn dạy học nhất là kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm về khoa học chuyên ngành mà giảng viên đảm nhiệm và kiến thức liên quan. Bồi dưỡng kỹ năng thực hành giảng dạy, chú ý việc sử dụng ngôn ngữ, sử dụng các phương tiện dạy học, định hướng cho học viên nghiên cứu tài liệu; kỹ năng tổ chức và điều khiển quá trình làm việc nhóm. Việc sử dụng thành thạo và có hiệu quả các trang thiết bị dạy học thông minh là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên mới nói riêng.

Thực hiện thông qua bài giảng đối với giảng viên mới tại bộ môn

Hình thức, biện pháp bồi dưỡng từng bước phù hợp với tình hình, đặc điểm của Khoa, bộ môn và cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm ở Học viện. Bồi dưỡng tập trung những vấn đề chung về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; những yêu cầu, mục tiêu cần đạt được đối với người dạy và người học; định hướng những thông tin cần thiết để giảng viên nghiên cứu, tham khảo đưa vào giảng dạy. Phát huy vai trò của những giảng viên nhiều kinh nghiệm để bồi dưỡng cho những giảng viên mới. Đồng thời, chỉ huy Khoa, bộ môn thường xuyên quản lý, kiểm tra việc tự học tập, tự rèn luyện của mỗi giảng viên theo kế hoạch đã xác định. Các bộ môn tập trung hướng dẫn quy trình, phương pháp chuẩn bị và biên soạn bài giảng; thông qua giảng bài; kỹ năng thực hành giảng dạy; vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Thực hiện thường xuyên chế độ dự giảng, bình giảng; kiểm tra, đánh giá, cho điểm chất lượng giảng dạy của từng giảng viên mới và tổ chức rút kinh nghiệm trong bộ môn, hoặc trong khoa; phân công giảng viên có năng lực, kinh nghiệm kèm cặp giúp đỡ giảng viên mới còn hạn chế về năng lực, phương pháp, tác phong.

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là mỗi giảng viên mới đều tích cực học tập, nghiên cứu trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm. Tự học đối với đội ngũ giảng viên mới là có kế hoạch cụ thể,  phương pháp phù hợp. Đọc sách, nghiên cứu tài liệu phải phân tích, chắt lọc, tổng hợp, ghi chép có chủ định; tích cực suy nghĩ, rèn luyện phương pháp tư duy logic, tìm tòi trong lý luận và thực tiễn để bổ sung cho mỗi chủ đề phù hợp với đối tượng giảng dạy. Duy trì nghiêm nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật; gắn xây dựng chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Mặt khác, chỉ huy thường xuyên theo dõi để kịp thời biểu dương, khen thưởng những giảng viên mới có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; nghiêm khắc phê bình, nhắc nhở những giảng viên có biểu hiện thiếu cố gắng trong học tập, nghiên cứu, chất lượng giảng dạy thấp, chấp hành không nghiêm chế độ, quy chế giáo dục - đào tạo. Xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ huy và tập thể khoa, bộ môn, tạo môi trường sư phạm lành mạnh để đội ngũ giảng viên mới rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo khoa học; phổ biến, cung cấp thông tin về những nội dung có liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, khoa học quân sự, khoa học cơ bản để giảng viên cập nhật, làm cho bài giảng vừa phong phú, sâu sắc, vừa không lạc hậu với tình hình.

Với sự chỉ huy, chỉ đạo sâu sát của Chỉ huy Khoa, sự nhiệt tình, ham học hỏi của đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên mới nói riêng, chắc chắn hoạt động huấn luyện năm học 2023-2024 của Khoa Hậu cần - Kỹ thuật sẽ đi vào nền nếp ngay từ ngày đầu của năm học, đạt chất lượng và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo./.


Tác giả: KHCKT. Nguyễn Thành Trung
Tổng số điểm của bài viết là: 79 trong 18 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?