Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 767
Tháng 10 : 45.749
Tháng trước : 66.035
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cảnh giác đề phòng và đấu tranh phản bác luận điệu xuên tác của kẻ thù đối với các vị lãnh đạo tiến bối của Đảng

Trải qua hơn 94 năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định được vai trò của mình đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ, đây là sự thật khách quan không thể phủ nhận. Thế nhưng trong thực tế, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm đủ mọi cách phủ nhận vai trò của Đảng ta thông qua việc xuyên tạc lịch sử, bôi xấu thân thế và công trạng các vị lãnh đạo tiền bối, nhằm hạ thấp uy tín cá nhân anh hùng và hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là thủ đoạn vô cùng thâm hiểm, cần phải hết sức cảnh giác đề phòng và kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.

Một trong những thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động thường xuyên sử dụng đó là việc cố tình dựng lên những câu chuyện hư cấu để bôi nhọ đời tư của các cá nhân lãnh đạo tiền bối; bịa đặt ra một số sự vụ không có thật để để xuyên tạc lịch sử hoặc trực tiếp dựng lên những tình tiết về mối quan hệ không có thật giữa các vị lãnh đạo trong Đảng… Qua đó trực tiếp hạ thấp uy tín của từng cá nhân, phủ nhận công trạng của các vị lãnh đạo tiền bối, tạo ra sự hoài nghi hoặc nhận thức mơ hồ trong một bộ phận không nhỏ trong các tầng lớp nhân dân ta.

Đặc biệt là trong thời gian gần đây, trước thềm Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Trên không gian mạng, nhất là các diễn đàn trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều bài viết, video clip hoặc các dạng truyền thông khác cố tình xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chúng cho rằng “Đại tướng Võ Nguyên Giáp chẳng có công lao gì trong chiến thắng Điện Biên Phủ mà thực chất là do cố vấn Trung Quốc chỉ đạo mới giành được chiến thắng”.

Thật là một trò hề lố bịch của nhưng kẻ “Ném đá giấu tay”, sự xuyên tạc trắng trợn của những tên “Ăn cháo đá bát” không quê hương. Nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một con người đức độ chuẩn mực, tài thao lược của Đại tướng là không thể phủ nhận; không chỉ bởi người dân Việt Nam ghi nhận, mà hầu hết nhân dân các nước trên thế giới và ngay cả đối thủ của Đại tướng trước đây cũng đã từng thừa nhận sự thật hiển nhiên đó.

Thực tế, trong Bách khoa toàn thư của nhiều nước trên thế giới, tên tuổi và hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất mọi thời đại. Tác giả G.Bonnet, trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Pháp đã viết “Là người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít, kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp”.

Tân Bách khoa toàn thư của Anh (1985) trong chuyên mục giới thiệu các danh tướng thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay, cùng với Hannibal, Kutudôp, Napoléon, Zukop... đã giới thiệu hai danh tướng Việt Nam là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tập 10, tr. 493-494). Một học giả người Anh khác từng nhận xét về Đại tướng “Chúng ta khó mà so sánh ông với các tướng lĩnh khác về sự điều hành ở tầm cao của cuộc chiến tranh du kích với các cuộc hành binh lớn, Võ Nguyên Giáp đã chứng minh rằng ông có những đức tính ngoài tầm cỡ bình thường trên mọi lĩnh vực của chiến tranh”.

Bách khoa toàn thư Quân sự Bộ quốc phòng Mỹ (1993) có viết “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao; sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử”. Tướng Mỹ Westmoreland, một đối thủ trước đây đã đánh giá Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã hội tụ được tất cả những phẩm chất làm nên một thống lĩnh quân sự vĩ đại gồm “Khả năng quyết đoán, sức mạnh tinh thần, sự tập trung và trí tuệ”

Hay trong tác phẩm “Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam”, nhà sử học quân sự người Mỹ Cecil B.Currey tiếp tục bày tỏ sự kính phục của mình đối với Đại tướng “Ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX, và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại. Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân”.

Như vậy, sau tất cả những đánh giá của các nhà nghiên cứu tên tuổi và của chính lịch sử đã khẳng định và thừa nhận tài năng xuất chúng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng chính là người đưa ra quyết định thay đổi phương châm từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Một quyết định khó khăn, nhưng đúng đắn trong thời khắc lịch sử, điều chỉ có ở những vĩ nhân, thiên tài quân sự kiệt xuất của thời đại, vấn đề không cần bàn cải, chỉ những kẻ “Thiểu năng” về tư duy mới không nhận biết được điều đó.

Bên cạnh đó, bọn chúng còn hư cấu ra một số câu chuyện để cố tình bịa đặt mối quan hệ không tốt đẹp giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Bí thư Lê Duẩn với đủ điều xuyên tạc. Thậm chí bọn chúng còn cho rằng “Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bị Tổng Bí thư Lê Duẩn loại khỏi chính trường bằng cách tước bỏ hết mọi quyền lực của ông mà đỉnh điểm là trong Tết Mậu Thân năm 1968, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bị truất quyền chỉ huy quân đội”.

Hơn thế nữa, chúng còn cho rằng “Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, không còn ai đứng ra bảo vệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nên đã bị Tổng Bí thư Lê Duẩn, cấu kết với Lê Đức Thọ và một số thành viên khác trong Đảng hạ bệ Võ Nguyên Giáp và giáng Đại tướng xuống làm Trưởng ban kế hoạch hóa gia đình để làm nhục ông trước đồng bào quốc dân và nhân dân các nước trên thế giới đã từng kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

/upload/61311/20240628/grab1c9621.jpg

Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 - 08/01/1975) có sự tham gia của đồng chí Lê Duẩn (đứng giữa) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ 4)  hàng bên phải từ dưới lên

Vậy trong thực tế, có thật là Tổng Bí thư Lê Duẩn làm như thế hay không và vì sao lại có nhiều lời đồn đoán, bài viết phản ánh không đúng sự thật xung quanh vấn đề này. Điều này hiện chúng ta có đủ luận cứ khách quan, bằng chứng đanh thép để khẳng định và phản bắc rằng điều đó là không, không hề có thật.

Trước hết nói về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, với 79 năm tuổi đời, 56 năm tuổi Đảng và gần 60 năm hoạt động cách mạng sôi nổi, đồng chí Lê Duẩn đã có nhiều đóng góp to lớn đối với cách mạng Việt Nam, thể hiện ở những quyết sách mang tính đột phá và tầm nhìn xa trong tư duy lãnh đạo của mình; là một trong những “Kiến trúc sư” hàng đầu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với việc vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam bằng bản “Đề cương cách mạng miền Nam”.

Tên tuổi và sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX được thể hiện rất rõ nét đó là khi ông mất, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khi đó đã có bức điện chia buồn “... Ngài Tổng Bí thư Lê Duẩn, người đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử của Việt Nam...”. (Điện của Tổng Thư ký liên hiệp quốc Javier Pérez de Cuéllar).

Còn nói về mối quan hệ của Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì chính Đại tướng đã viết rằng “Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói “Anh là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”.

Điều này có thể thấy mối quan hệ giữa Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cả hai đối xử với nhau trên tinh thần đồng chí cao, cả hai người đều là những người học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên các cương vị công tác khác nhau họ đã đoàn kết cùng nhau dẫn dắt dân tộc đến bến bờ vinh quang, thống nhất nước nhà và thực hiện thắng lợi mong muốn của Bác Hồ vĩ đại. Tên tuổi của họ trong lòng mỗi người dân Việt Nam mãi là hai tượng đài vĩ đại bất tử vì những cống hiến vô cùng to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta… Vậy thì các thành phần xét lại lịch sử muốn mang họ ra so sánh với nhau theo hướng hạ bệ thần tượng với mục đích gì?

Đó là một chuỗi mục đích của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, trò dối trá của các thế lực thù địch và bọn phản động đang muốn đánh vào tư tưởng của số đông quần chúng. Đặc biệt là đánh vào nhận thức chưa thật sự đầy đủ, vững vàng của một bộ phận nhân dân bằng thủ đoạn ca ngợi người nọ để bôi xấu người kia hoặc vừa ca ngợi nhưng đồng thời lồng ghép một cách tinh vi các thông tin sai lệch nhằm chuyển hoá nhận thức của các đối tượng tác động từ tôn kình dần chuyển sang nghi ngờ, rồi sụp đổ niềm tin không chỉ với cá nhân lãnh tụ mà cả với chế độ và lịch sử quốc gia dân tộc.

Trong quá trình đó, chí ít chúng cũng tạo được hiệu ứng nhiễu loạn thông tin, phục vụ cho mục đích của các nhóm lợi ích và các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng bằng cách làm xáo trộn lòng tin của quân đội vào Đảng, gây nghi ngờ trong nhân dân… Thực chất đây là kế ly gián của kẻ thù, chúng dùng mưu hèn, kế bẩn nhằm mục đích xấu xa là muốn hạ thấp vai trò trò lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp của Đảng đối với quân đội, phục vụ cho mưu đồ phi chính trị hóa quân đội.

Như chúng ta biết cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Bí thư Lê Duẩn là hai nhân cách lớn đã được những người Việt Nam chân chính ghi nhận và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới công nhận điều đó. Thế nhưng các thế lực thù địch và bọn phản động vẫn cố tình xuyên tạc, luôn tìm đủ mọi cách bôi xấu nhân cách của các vị lãnh đạo tiền bối bằng cách dùng uy tín tuyệt đối của người này để bôi xấu, xuyên tạc và hạ bệ người kia; thủ đoạn không mới nhưng vô cùng thâm hiểm, cần phải hết sức cảnh giác đề phòng.

Trong thực tế, ở một mức độ nào đó vẫn có nhiều người đã nhầm tưởng, dẫn đến các thế lực thù địch và bọn phản động ngộ nhận về sự thành công của chúng. Nhưng không và không bao giờ, không gì có thể làm lay chuyển được nhân cách, uy tín của Tổng Bí thư Lê Duẩn và công lao trời bể của Người đối với sự nghiệp thống nhất đất nước cũng như không bao giờ thực hiện được ý đồ lợi dụng thanh thế của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để bịa đặt ra những việc không có thật mà cả đời Đại tướng vô cùng căm ghét và khinh bỉ.

Trong tình hình hiện nay, là thế hệ những cán bộ, đảng viên lớn lên sau ngày hòa bình phải luôn khắc cốt, ghi tâm công lao trời bể của các vị lão thành cách mạng tiền bối; đội ngũ giảng viên trẻ của Học viện Lục quân đảm trách sự nghiệp trồng người trong điều kiện mới cần phải nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động chống phá của kẻ thù. Đồng thời, hết sức cảnh giác đề phòng và kiên quyết phản bác lại những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, trực tiếp làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của địch trước thềm Đại hội lần thứ XIV của Đảng; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

Tài liệu tham khảo:

1. Cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 2022

2. Lê Duẩn – Một tư duy sáng tạo lớn, Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2017


Tác giả: KTS. Nguyễn Tiến Công
Tổng số điểm của bài viết là: 59 trong 22 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?