Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 344
Tháng 10 : 18.683
Tháng trước : 66.035
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tấm gương Bác Hồ trong việc tự học ngoại ngữ

Ngoại ngữ là cầu nối không thể thiếu trong quá trình giao lưu hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia, dân tộc. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vốn ngoại ngữ của Bác không phải là tài năng học ngoại ngữ thiên bẩm mà phần lớn là do quá trình học hỏi rèn luyện thường xuyên liên tục, bền bỉ và kiên trì.

Nhiều tài liệu cho thấy, Bác Hồ biết khoảng 29 ngoại ngữ. Có những ngoại ngữ Bác sử dụng thể hiện trình độ thông thạo ở tất cả các kỹ năng, Bác không chỉ sử dụng chúng để giao tiếp, trao đổi, mà còn để nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề, sự kiện và viết ra những tác phẩm để phục vụ công tác đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Sinh thời Bác Hồ đã tìm cách học ngoại ngữ trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Vốn ngoại ngữ mà Bác học bằng mọi giá trong quá trình bôn ba khắp năm châu đã giúp Bác rất nhiều trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong lý lịch tự khai khi là đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Bác đã ghi: “Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Nhưng trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta được biết Người còn sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ khác, như tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam để trao đổi, giao lưu với các đoàn khách trong và ngoài nước.

Ảnh: Tư liệu

Để học tốt ngoại ngữ, Bác Hồ luôn tận dụng mọi nơi mọi lúc có thể để học, học từ nào Bác đều muốn hiểu rõ nghĩa của từ đó một cách tường tận, muốn biết điều gì hoặc đồ vật nào đó, Bác chỉ tay để hỏi rồi tự viết vào một mẫu giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, có khi viết lên cánh tay của mình để nhanh ghi nhớ. Bác tranh thủ vừa làm vừa học mỗi tối. Sau giờ làm việc Bác rửa tay rồi lại ghi tiếp những từ mới vào thay thế, học được chữ nào Bác ghép chúng lại với nhau rồi thực hành ngay sau đó. Ban đầu, Bác ghép vài từ thành câu, sau đó thành đoạn, rồi tập viết cả bài dài. Riêng với tiếng Pháp, Bác thường tìm đọc báo và tích cực tập viết báo. Sau mỗi bài viết bằng tiếng Pháp, Bác đều chép thành hai bản để lưu lại và gửi Tòa soạn. Dù công việc rất bận nhưng sau mỗi ngày làm việc, Bác lại tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết vừa giải trí, vừa tự trau dồi kiến thức ngoại ngữ. Với tinh thần nhẫn nại, chăm chỉ và tận dụng mọi cơ hội để học, đi đến đâu Bác cũng học được ngôn ngữ của nước đó, Bác đã thông thạo rất nhiều thứ tiếng. Bác Hồ là một vị lãnh đạo thiên tài của dân tộc Việt Nam, nhưng lại rất đỗi đời thường, Bác có thể tự mình luyện tập, rèn luyện từ những việc nhỏ để có thể làm nên những việc lớn.

Tại Học viện Lục quân, trước yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo trong cuộc cách mạng 4.0 và thực hiện thành công Đề án “Xây dựng Học viện Lục quân thông minh, hiện đại đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, nhiệm vụ chính trị trung tâm là phải tạo ra các thế hệ sĩ quan phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, đủ khả năng khai thác các trang thiết bị, vũ khí hiện đại và làm tốt công tác đối ngoại quân sự, đối ngoại quốc phòng, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Để thực hiện được những mục tiêu trên, ngoại ngữ chính là chìa khóa mở ra những tri thức mới và đã được Học viện ưu tiên bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên, học viên. Bên cạnh những phương pháp dạy học tích cực được áp dụng để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, thì bản thân mỗi người học cần phải tự học, tự rèn, luyện tập thường xuyên, liên tục, kiên trì như tấm gương lớn – Bác Hồ đã thực hiện.

Học viên Hệ 1/Học viên Lục quân trong giờ học ngoại ngữ theo nhóm

Tấm gương tự học ngoại ngữ của Bác, cùng với nghị lực phi thường, không biết mệt mỏi, tinh thần tích cực, chủ động và phương pháp tự học hiệu quả là những điều chúng ta cần học tập và noi theo. Đối với Bác, việc tự  học ngoại ngữ có động lực to lớn là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột. Chính điều đó đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học ngoại ngữ thành công. Đối với chúng ta, trong thời đại toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, học ngoại ngữ là để mở rộng tri thức, làm chủ công nghệ, để phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước ta hội nhập với thế giới. Đây cũng chính là một hành động tích cực ủng hộ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhất là học tập noi gương Bác trong việc học ngoại ngữ để nâng cao năng lực và làm chủ ngôn ngữ trên con đường hội nhập và trao đổi thông tin toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://hcmussh.edu.vn/news/item/16266

2. http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/tam-guong-hoc-ngoai-ngu-cua-bac-ho-2826

3. https://tapchicongsan.org.vn/hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-ao-uc-phong-cach-ho-chi-minh1/-/2018/21764/tam-guong-chu-tich-ho-chi-minh-doi-voi-viec-hoc-ngoai-ngu-de-phuc-vu-to-quoc-va-tiep-thu-tinh-hoa-van-hoa-nhan-loai.aspx

4. Kể chuyện Bác Hồ, tập 2, Nxb. Giáo dục.

5. Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng (Ban Tuyên giáo Trung ương): 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.


Tác giả: KTHNN. Đỗ Thị Nhung
Tổng số điểm của bài viết là: 45 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?