Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.092
Tháng 04 : 65.275
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là biểu tượng của tinh hoa dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm văn hiến; đúng như trong Diễn văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Lễ truy điệu Người “Dân tộc ta, non sông ta, đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch và chính người làm rạng ngời dân tộc ta, nhân dân ta, non sông ta, đất nước ta”.

Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc ta. Vì thế, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất là đối với thế hệ cán bộ trẻ trong Quân đội hiện nay.

Trong tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người chúng tôi, những thế hệ cán bộ trưởng thành sau chiến tranh, vẫn luôn luôn tâm niệm về Bác với tất cả niềm tin và sự kính trọng cùng lòng biết ơn vô bờ bến. Chúng tôi hiểu rằng học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh thật khó, vì có những điều rất nhỏ, được Bác thực hiện rất bình thường, rất tự nhiên nhưng đối với mỗi chúng tôi lại luôn gặp rất nhiều khó khăn hoặc không thể làm theo được.

Bác của chúng ta là một người vĩ đại, được nhân dân ta và bạn bè quốc tế kính trọng, nhưng cuộc đời, sự nghiệp của người rất bình dị, luôn gần gũi với mọi người dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới; nên chúng ta hãy học và làm theo Bác từ những điều bình dị nhất. Không học được nhiều, chúng ta học từng ít một. Không học được một lúc, chúng ta cứ học từ từ dù biết rằng học và làm theo Bác là không hề đơn giản. Có vô vàn điều cần học từ Bác, song điều quan trọng đầu tiên cần phải học là tinh thần tiết kiệm của Bác.

Bác là người rất coi trọng sự tiết kiệm, không chỉ tiết kiệm tiền bạc mà cần phải tiết kiệm cả thời gian và công sức. Trong thực hiện thời gian làm việc, Người luôn đánh giá cao về vấn đề chấp hành thời gian làm việc, phải đúng giờ. Với Bác đi trễ 5 phút không phải là chuyện nhỏ, mà là chuyện lớn, bởi 5 phút đó phải được nhân lên cho sự chờ đợi của nhiều người. Suy nghĩ ấy cho thấy Bác rất quý thời gian, không chỉ thời gian của bản thân mà cả thời gian người khác, của tập thể. Chúng ta không chỉ học Bác ở sự đúng giờ mà học Bác ở cả thái độ quý thời gian. Nhìn lại những tháng ngày đã qua của mỗi người, chúng ta mới thấy bản thân đã thực sự quý trọng thời gian chưa? Thời còn đi học, chúng ta được gia đình, đơn vị tạo mọi điều kiện để học tập, rèn luyện. Nhưng mỗi người đã xem mình tận dụng thời gian để học tập, rèn luyện phấn đấu như thế nào? Chắc chắn sẽ tự rút ra được những điều bổ ích về tiết kiệm và sử dụng thời gian tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho cuộc sống, trong sự nghiệp của mình; đơn cử như tận dụng thời gian rảnh để học thêm ngoại ngữ, để giờ đây khi đã trở thành một giảng viên của Học viện Lục quân, nhiều người mới thấy hối tiếc khi cần tham khảo tài liệu nước ngoài mà ta lại không giỏi về ngoại ngữ. Càng thấy hối tiếc hơn khi Quân đội, Học viện tạo điều kiện để các giảng viên đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài nhưng nhiều đồng chí không đủ điều kiện vì nhiều lý do, trong đó có lý do về trình độ tiếng Anh quá hạn chế. Trong công tác hàng ngày, vẫn còn nhiều cán bộ, giảng viên chấp hành thời gian làm việc thiếu nghiêm túc, vẫn diễn ra tình trạng “đi muộn về sớm”, hoặc “rẽ ngang, tụt dọc”, nên ít thời gian dành cho việc nghiên cứu để nâng cao năng lực, trình độ sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học hoặc giải quyết có hiệu quả mọi công việc theo phạm vi chức trách của mình. Do vậy, mỗi chúng ta cần nghiêm khắc với chính bản thân mình, có hành động, việc làm thiết thực, có kế hoạch hoạt động khoa học, chấp hành đúng qui định văn hóa nơi công sở; đó chính là tự bản thân học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ tiết kiệm về thời gian mà Bác còn tiết kiệm về tiền bạc, của cải. Mục đích trong thực hành tiết kiệm của Người là cho dân, cho nước. Thật vậy, Bác của chúng ta khi ra đi sang thế giới bên kia, Người đâu có để lại tài sản của riêng mình, Người chỉ lại niềm xót thương, niềm tự hào và kính trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; người chỉ để lại cho dân tộc “tư tưởng, đạo đức, phong cách” vĩ đại. Khi còn sống, Bác nhận lấy sự kham khổ vì Bác thuộc về dân, bởi dân của Bác còn nghèo, đất nước còn có chiến tranh, hòa bình chưa trọn vẹn nên Bác không bao giờ phung phí của cải, vật chất, thời gian, công sức và Bác mong mọi người dân đất Việt đều phải biết trân trọng và thực sự tiết kiệm, tránh lãng phí xa hoa làm ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức, phẩm chất của người cán bộ cách mạng; góp phần xây dựng nước nhà giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Ngày nay, khi tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng không vì thế mà chúng ta quên tinh thần tiết kiệm đáng quý của Người. Bác tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, từ hạt cơm rơi, chút thức ăn thừa đến từng câu chữ và đặc biệt là tiết kiệm máu xương chiến sĩ trên chiến trường. Trong sự tiết kiệm của mình, Người vẫn thể hiện sự sang trọng, đúng mực, tinh tế của mình. Học tập theo tinh thần tiết kiệm của Bác tưởng sẽ dễ nhưng sẽ thật khó khăn bởi sự tiết kiệm của Bác đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, vì lợi ích chung của mọi người, làm được điều cao cả ấy thật khó khăn. Nhưng theo tôi, chúng ta hãy học tinh thần tiết kiệm của người từ những điều nhỏ nhất có thể, như tắt đèn, quạt trước khi rời khỏi phòng làm việc, phòng ở; tiết kiệm giấy in, mực in đến mức có thể; cân đối chi tiêu trong nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, … đây là những việc làm rất đơn giản, những không dễ làm nếu như bản thân không có ý thức, hoặc thờ ơ, vô cảm.

Nhưng cái khó nhất chúng ta cần khắc phục khi học theo tinh thần tiết kiệm của Người là tiết kiệm cho ai? Thông thường chúng ta chỉ tiết kiệm cho bản thân còn của người khác hay tập thể thì “vô tư”. Người Việt Nam ta hay có tư tưởng “cha chung không ai khóc”, đây là tư tưởng lạc hậu, biểu hiện sự ích kỹ, vụ lợi cá nhân. Vì vậy, cần phải sớm loại bỏ điều này. Do đó, học theo Bác tức là ta cần phải bảo quản tài sản chung của tập thể, như bảo quản thật tốt dụng cụ sinh hoạt, doanh cụ doanh trại; phương tiện dạy học.… như thế sẽ góp phần tiết kiệm cho Học viện, Quân đội và bớt đi phần nào chi phí của Nhà nước, gánh đỡ phần đóng góp của nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay khi mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang đẩy mạnh việc tổ chức quán triệt và thực hiện Chỉ thị 05 -CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thì mỗi cán bộ, giảng viên, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ toàn Học viện tùy theo cương vị chức trách, nhiệm vụ của mình cần phải có nhận thức đúng về thực hành tiết kiệm, “nói và làm” phải đi đôi với nhau, “nói ít làm nhiều”,  phải thực sự tiết kiệm về mọi mặt, nhất là đối với giảng viên, cán bộ nghiên cứu cần phải có kế hoạch hoạt động khoa học, tiết kiệm về thời gian, dành nhiều thời gian để học tập nghiên cứu khoa học, chuẩn bị tốt cho giảng dạy; tiết kiệm trong quản lý, sử dụng, khai thác phương tiện dạy học,....góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện ngày càng phát triển, đáp ứng với nhiệm vụ xây dựng Học viện trở thành một trung tâm giáo dục - đào tạo uy tín, chất lượng trong hệ thống nhà trường Quân đội, xứng danh với truyền thống Học viện Lục quân Anh hùng./.

L.Đ.Đ


Tác giả: KSPQS. Lương Đức Đại
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?