Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.775
Tháng 03 : 65.654
Tháng trước : 35.349
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của Đảng, dân tộc và nhân dân ta. Công lao to lớn và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta và nhân loại tiến bộ. Giá trị nhân cách, sức ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn của Hồ Chí Minh được tạo dựng bởi cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, trong đó tư tưởng về thi đua yêu nước là một nét đặc sắc, vừa có giá trị lý luận, thực tiễn to lớn vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước lần thứ 4 (30-12-1966)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và tiến hành phong trào thi đua yêu nước. nhằm mục đích động viên sức người, sức của phục vụ sự nghiệp cách mạng, mang lại cuộc đời ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó là tổng hợp các giá trị chân - thiện - mỹ, thuộc bản chất người, được thể hiện qua tư tưởng, hành động của Hồ Chí Minh, từ đó lan rộng ra toàn xã hội vì mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của mỗi người dân Việt Nam và của toàn thể nhân loại. Giá trị nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc thể hiện trên những nét chủ yếu sau:

1. Mục tiêu của thi đua là vì dân

Giá trị nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc thể hiệu sâu sắc trước hết ở mục đích của phong trào. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua nhằm: “đồng thời phải: Diệt giặc đói khổ, Diệt giặc dốt nát, Diệt giặc ngoại xâm”, để: “Toàn dân đủ ăn, đủ mặc. Toàn dân biết đọc, biết viết, Toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm. Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn”.  Thi đua yêu nước nhằm thực hiện mục tiêu chính trị để giải quyết những nhiệm vụ cần kíp trước mắt đang được đặt ra làm cơ sở, tiền đề cho việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chiến lược lâu dài của cách mạng mang lại độc lập cho dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

2. Lực lượng tiến hành là toàn thể nhân dân

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối tượng, lực lượng tham gia phong trào thi đua ái quốc là toàn dân: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần trở nên một chiến sỹ đấu tranh… ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc”. Tính nhân dân của phong trào thi đua yêu nước được thể hiện ở việc tổ chức cho các tầng lớp nhân dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ đóng góp vào công việc chung của đất nước, tùy theo sức lực của mình. Để đạt được mục đích thi đua. Người nói: “Cách làm là dựa vào: Lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân”. Suy cho cùng, đây là phong trào thi đua của nhân dân, thi đua do nhân dân và thi đua vì nhân dân.

3. Tính toàn diện của phong trào thi đua

 Cách mạng là thay cũ, đổi mới, đó là cuộc chiến khổng lồ. Vì vậy, phải được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực, chỉ có như vậy thì mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mới có thể hoàn thành. Chủ tịch Hồ Chủ tịch kêu gọi, “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”. Tính nhân văn là ở chỗ, không chỉ chiến trường mới là mặt trận, không chỉ trực tiếp cầm súng chiến đấu mới là chiến sĩ, dù hoạt động ở mặt trận nào, nếu hăng hái thi đua thì cũng là chiến sĩ. Vì thế, mọi công dân, mọi ngành đều hăng hái đem hết khả năng mà thi đua ái quốc. Đó là nguồn lực tổng hợp tham gia vào công cuộc kháng chiến kiến quốc.

4. Thông qua thi đua góp phần rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mỗi người

Người nói: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm”. Quan điểm xuyên suốt của Bác là thi đua mang lại cả ích nước lẫn lợi nhà nên thân ái, đoàn kết giúp đỡ cùng thi đua để đạt được thành tích cao, giúp đỡ những người và những nhóm còn kém theo kịp mức cao hiện nay. Thi đua có văn hóa hay là tính văn hóa trong thi đua là những giá trị nhân văn thể hiện ở cả hai phương diện, đó là giá trị về sản phẩm tạo ra và là tinh thần cố kết cộng đồng ngày càng gắn bó hơn. Từ phong trào thi đua mà mỗi người dù ở ngành nào, giới nào, lĩnh vực có khác nhau đi nữa thì đều là bộ phận hữu cơ không thể tách rời, cùng hướng về đích chung lúc này là diệt được “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, tiến tới độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho mọi người.

5. Niềm tin vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng

Với niềm tin vững chắc vào sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi trong thi đua ái quốc”. Tính nhân văn đó thể hiện tầm văn hóa không chỉ ở những phong trào thi đua yêu nước mà còn là của một sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta dưới ngọn cờ của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giá trị đó giúp cho mỗi người dân Việt Nam hiểu được bổn phận, trách nhiệm của mình để từ đó: “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

Thực tiễn cách mạng nước ta đã minh chứng, tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước đã nuôi dưỡng các phong trào thi đua ái quốc trên phạm vi cả nước trải dài qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và trong xây dựng CNXH; đã động viên, cổ vũ toàn dân hăng hái thi đua lao động, chiến đấu, sản xuất tạo nên những thành quả vĩ đại.

Giá trị nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tính nhân văn trong tư tưởng của Người về thi đua ái quốc là một biểu hiện sinh động, cụ thể vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay./.

Đ.Q.B


Tác giả: PCT. Đặng Quốc Bắc
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?