Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 117
Tháng 04 : 70.083
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ia Đrăng - trận đánh làm phá sản chiến thuật trực thăng vận của Mỹ

Ia Đăng là một trong những trận đối đầu lớn đầu tiên giữa liên quân (Quân lực Việt Nam cộng hòa và Quân đội Mỹ) với Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Trận đánh là một phần trong Chiến dịch Plei Me (năm 1965). Thắng lợi của trận Ia Đrăng là đòn quyết định đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” của Mỹ; đồng thời, thể hiện sự phát triển vượt bậc về nghệ thuật tác chiến của Quân đội ta trước kẻ thù có tiềm lực quân sự vượt trội; làm thay đổi dòng chảy của cuộc chiến tranh, cổ vũ quân và dân ta giữ vững niềm tin “dám đánh Mỹ, quyết thắng Mỹ”.

Ngày 25 tháng 10, sau 2 lần vượt qua ổ phục kích, Chiến đoàn 3 thiết giáp Mỹ từ Phú Mỹ tiến được vào trại Plei Me, sau khi quân chi viện vào trại, 2 trung đoàn (320 và 33) Quân Giải phóng được lệnh rút lui. Trung đoàn 33 rút từ Plei Me về khu vực thung lũng Ia Đrăng cách 10km về phía Tây để phòng thủ. Nhận thấy đây là một cơ hội tốt để triển khai chiến thuật “trực thăng vận” bằng những loại máy bay mới được biên chế có ưu thế vũ trang mạnh hơn, bay nhanh hơn, xa hơn, chở được nhiều quân hơn, các chỉ huy Mỹ quyết định sẽ tung 1 cuộc hành quân lớn đánh chặn bằng trực thăng với Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 thuộc Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 được sự chi viện hỏa lực của tiểu đoàn pháo binh bố trí cách đó 3km. Về phía Quân Giải phóng, lực lượng gồm có Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 33. Xét về quân số tác chiến đơn thuần, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam có ưu thế hơn; tuy nhiên, Quân Mỹ lại được trang bị hỏa lực rất hùng hậu. Trong trận đánh, pháo binh Mỹ đã bắn 6.000 loạt/ngày, không quân xuất kích 300 phi vụ/ngày (có cả máy bay B-52). Từ đó, có thể ước lượng pháo binh Mỹ tham chiến ít nhất 1 tiểu đoàn, không quân tham chiến ít nhất 3 tiểu đoàn (chưa kể hàng trăm lượt trực thăng chuyển quân). Như vậy, nếu tính cả lực lượng hỗ trợ tuyến sau, thì Quân Mỹ có ưu thế hơn hẳn Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Có lẽ do quá ám ảnh từ Trận Ấp Bắc trước đó với những “bụi cây biết nói” phóng ra lửa, nên lần này Quân Mỹ chọn một khoảng trống bằng phẳng và quan trọng là xung quanh chỉ có những bụi cây nhỏ cách sông Ia Đrăng khoảng 2km về phía Tây Bắc làm bãi đáp chính; bên cạnh đó, còn có 6 bãi đáp phụ cách đó không quá 4 km.

10 giờ 48 phút, sáng ngày 14 tháng 11 năm 1965, sau 30 phút B52 ném bom hủy diệt, pháo binh và trực thăng vũ trang bắn dọn đường xung quanh khu vực đổ quân, đại đội quân Mỹ đầu tiên đáp xuống bãi Xray. Thay vì chốt giữ ở khu vực đổ bộ để bảo vệ an toàn cho các đơn vị xuống sau, thì tên chỉ huy của lực lượng này lại xua quân đi trinh sát và đây là một sai lầm sau này người Mỹ phải thừa nhận là rất “tai hại”. Hệ quả làm những nhóm đổ bộ xuống sau đã bị Quân Giải phóng tiêu diệt. Tại bãi đáp phụ LZ-Albany tình cảnh cũng tương tự, lưới lửa phòng không của quân ta đã bố trí phục sẵn. Khi trực thăng Mỹ hạ độ cao thì ngay lập tức bị những loạt đạn bắn xối xả từ nhiều hướng; 1 chiếc UH-1B bị bắn cháy, các đơn vị buộc phải đổ bộ từ độ cao 2m thay vì 1m như thường lệ. Ở các bãi đáp khác, giao tranh cũng nổ ra ác liệt, nhiều quân địch đã bị tử thương.

Trận Ia Đrăng – Wikipedia tiếng Việt

Trực thăng Mỹ đáp xuống bãi Xray

Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Bộ Tư lệnh Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 đã quyết định gửi quân cứu viện, nhưng không một chiếc trực thăng nào dám hạ cánh xuống bãi LZ-Xray và những bãi đáp phụ khác, mà chỉ thả quân cách đó 1km để lính cơ động bộ vào. Từ 9 giờ tối, khi đang chuẩn bị hạ cánh cho đợt đổ bộ tiếp theo, phi công Mỹ quan sát thấy những chớp lửa tóe lên từ dưới đất, quá kinh hoàng khiến họ buộc phải lái máy may lên cao, nhanh chóng rời khỏi trận địa. Trong số 15 trực thăng bay cứu viện, chỉ có 2 chiếc hoàn thành nhiệm vụ đổ quân.

Trận đánh được xem đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho quân Mỹ kể từ khi tham chiến tại Việt Nam. Chiến thuật “trực thăng vận” coi như phá sản hoàn toàn. Trận đánh này cũng gắn liền với tên tuổi một vị tướng, mà sau này ông trở thành Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao (Học viện Lục quân ngày nay) - Thượng tướng, GS Nguyễn Hữu An, người đã được đích thân Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đặt biệt danh “vị tướng của trận mạc”. Ông là một trong những vị tướng chiến trường xuất sắc nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, lập nhiều chiến công vang dội nhất, xứng đáng đứng trong hàng ngũ những danh tướng của Việt Nam./.

T.T.T


Tác giả: KCD. Trịnh Tiến Thành
Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?