• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.297
Tháng 05 : 26.082
Tháng trước : 60.869
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vận dụng Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vào giảng dạy các môn kinh tế tại Học viện Lục quân hiện nay

Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế giữ vị trí vai trò quan trọng trong nền kinh tế, từ vị trí bị xem nhẹ, thậm chí còn mang nặng định kiến trong nhiều năm trước, đến nay kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia.

Ngày 04/5/2025, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về “Phát triển kinh tế tư nhân”. Đây là bước tiến đột phá về tư duy phát triển. Với đặc thù là một cơ sở đào tạo cán bộ cấp trung, cao cấp của Quân đội, công tác giáo dục - đào tạo tại Học viện Lục quân không những truyền thụ tri thức lý luận mà còn giúp học viên hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng trong mối quan hệ với nhiệm vụ quân sự - quốc phòng. Việc vận dụng Nghị quyết 68-NQ/TW vào giảng dạy các môn kinh tế tại Học viện là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, bám sát thực tiễn và định hướng nhận thức, tư tưởng và hành động đúng đắn cho cán bộ Quân đội trong thời kỳ mới

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lạo động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.

Sản xuất ô tô tại nhà máy Vinfast thuộc Tập đoàn kinh tế tư nhân Vingroup ở Cát Hải, Hải Phòng. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh trạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Hầu hết doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính và trình độ quản trị hạn chế; phần lớn có năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, nhưng chủ yếu là do: Tư duy, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế còn chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức; quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh chưa được bảo đảm đầy đủ. Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, công nghệ, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao. Một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả và khó tiếp cận; chi phí kinh doanh còn cao.

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra và đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, việc đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động cần có những giải pháp tổng thể, toàn diện, đột phá để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, củng cố niềm tin, tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là cần thiết và cấp bách.

Theo Nghị quyết số 68, mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng; phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%. Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Để đạt được mục tiêu trên Nghị quyết xác định 08 nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ thể hiện quyết tâm chính trị cao, quyết liệt của Bộ Chính trị để đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển, phồn vinh, thịnh vượng.

Từ tình hình trên, quá trình giảng dạy cần quán triệt sâu sắc những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với từng bài giảng, môn học cho từng đối tượng đào tạo tại Học viện để học viên thấy được tính kế thừa và phát triển trong tư duy lý luận của Đảng ta. Đồng thời, giúp học viên có nhận thức đúng đắn sự phát triển kinh tế tư nhân không đồng nghĩa với tư nhân hóa nền kinh tế, mà đó là sự phát triển có định hướng theo mục tiêu, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã xác định.

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là một bước phát triển mới về nhận thức và tư duy lý luận của Đảng trong xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, khẳng định vị thế ngày càng rõ nét của kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Việc vận dụng những nội dung này vào giảng dạy các môn kinh tế tại Học viện Lục quân có ý nghĩa to lớn, giúp học viên hiểu rõ định hướng của Đảng, thấy được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

T.Đ.T


Tác giả: KMLNTTHCM. Trần Đình Tuấn
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?