• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 35
Tháng 12 : 41.638
Tháng trước : 51.575
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đấu tranh phản bác luận điệu “Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là đi vào vết xe đổ của Liên Xô” của các thế lực thù địch

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tiếp tục sử dụng các thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt để thực hiện mục tiêu xuyên suốt không bao giờ thay đổi là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng thường xuyên tung lên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các trang mạng xã hội những luận điệu xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ lịch sử, phủ nhận con đường phát triển của đất nước. Trong đó, luận điệu: “Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là đi vào “vết xe đổ của Liên Xô” là một trong những điển hình của những thủ đoạn thâm độc đó.

Thực chất luận điệu trên của các thế lực thù địch nhằm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta, hướng lái con đường cách mạng sang chủ nghĩa tư bản. Đây là luận điệu hết sức nguy hiểm, tác động không nhỏ đến việc định hướng, củng cố niềm tin của Nhân dân với con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã chọn từ năm 1930. Do đó, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại luận điệu xuyên tạc đó của các thế lực thù địch, góp phần củng cố, kiên định niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề luôn có tính cấp thiết hiện nay.

Trước hết, chúng ta cần nhận thức rõ rằng, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở ở Liên Xô vào năm 1991 là một thực tế lịch sử không phủ nhận, do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó nguyên nhân “cốt tử” đó là do trong thời điểm đó, Đảng Cộng sản Liên Xô và một số cá nhân trong ban lãnh đạo của đảng đã xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; sai lầm trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hoặc cứng nhắc, máy móc, giáo điều trong vận dụng, thậm chí sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị (cải tổ chính trị trước cải tổ kinh tế...); sai lầm về công tác tư tưởng và công tác tổ chức, thậm chí có sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ lãnh đạo cao cấp (nhất là người đứng đầu, như Goócbachốp...). Cùng với đó, các thế lực thù địch, phản động thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ, tìm mọi cách tác động vào công cuộc cải tổ của Liên Xô, lợi dụng những sai lầm từ bên trong đảng, nhà nước, đội ngũ cán bộ để thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô... Sự đổ vỡ ấy là tổn thất vô cùng to lớn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của chủ nghĩa xã hội hiện thực, và vô hình chung đã tạo thành “vết xe đổ” trên con đường hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Nhưng xét một cách khách quan về thực tiễn, chính “vết xe đổ” ấy là bài học kinh nghiệm vô cùng “đắt giá” cho những người mác xít chân chính, các đảng cộng sản nhìn nhận, đánh giá, đúc rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, cải cách ở đất nước mình, dân tộc mình. Trên thực tế, vấn đề có tính quy luật trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là: Nếu các đảng cộng sản không kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, không giữ vững nguyên tắc định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản - nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng vô sản; không vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong quá trình đổi mới, cải cách; việc định ra đường lối, chiến lược, sách lược không đúng đắn, phù hợp với tình hình, điều kiện lịch sử, văn hóa của dân tộc... thì sớm hay muộn sẽ “đi vào vết xe đổ” ấy của Liên Xô. Ngược lại, nếu các Đảng Cộng sản thật sự nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, luôn trung thành và kiên định, vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, giữ vững nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, luôn sáng tạo, linh hoạt trong quá trình đổi mới, cải cách, định ra đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và điều kiện của từng nước, luôn cảnh giác, đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch... thì nhất định công cuộc đổi mới, cải cách sẽ thành công, và cố nhiên sẽ không thể và không bao giờ đi vào “vết xe đổ của Liên Xô”. Điều đó được minh chứng bằng sự đổi mới, cải cách thành công của các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào...

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội sẽ không thể và không bao giờ đi vào “vết xe đổ của Liên Xô” như các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang rêu rao, xuyên tạc, phủ nhận. Bởi vì, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng, Bác Hồ, Nhân dân ta đã lựa chọn từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đây là sự lựa chọn của lịch sử, của lương tri và phẩm giá của con người Việt Nam, là sự lựa chọn duy nhất đúng và được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn, hợp với quy luật phát triển của lịch sử loài người và điều kiện lịch sử của Việt Nam đầu thế thế kỷ XX. Chính lựa chọn con đường đúng đắn đó đã trở thành mục tiêu, động lực cho cách mạng Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độc lập, tự do, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ hai đầu biên giới phía Tây Nam và phía Bắc... đã chứng minh sự lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là hoàn toàn đúng, đưa Việt Nam bước phát triển trong Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, do Đảng ta đã tuyệt đối trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định với đường lối đổi mới, nhất là kiên định với những nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản, cùng với việc khơi dậy và phát huy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, kết hợp chặt chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... cách mạng Việt Nam đã đổi mới thành công, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”. Đây là những điều kiện, tiền đề quan trọng để nước ta vượt qua Kỷ nguyên đổi mới, phát triển, bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Thành tựu to lớn ấy càng minh chứng: Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn đúng đắn, phù hợp không phải là “đi vào vết xe đổ của Liên Xô”, mà là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử, đáp ứng ước nguyện của toàn thể dân tộc và là con đường duy nhất đúng trong thời đại ngày nay - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, mở đầu bằng cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Như vậy, luận điệu “Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là đi vào vết xe đổ của Liên Xô” là hoàn toàn sai trái, thù địch, nhằm xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do đó, hơn lúc nào hết chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, nêu cao tinh thần đấu tranh cách mạng, luôn tin tưởng, kiên định con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã chọn, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam./.

Tài liệu tham khảo

- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, Hà Hội, 2021, tr. 25.

- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2021, tr. 115-127.


Tác giả: KMLNTTHCM. Nguyễn Sỹ Họa
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?