• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.528
Tháng 04 : 10.494
Tháng trước : 65.721
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số dấu hiệu nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội hiện nay

Thời gian gần đây, mỗi ngày, mỗi giờ, trên Internet, mạng xã hội có hàng trăm ngàn thông tin liên quan đến việc tinh gọn bộ máy nhà nước ta ở trung ương và địa phương; trong đó, không ít những tin giả, tin sai sự thật nhằm để tuyên truyền kêu gọi chống chính quyền, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, gây nhận thức lệch lạc, tác động tiêu cực tới tư tưởng, dư luận xã hội.

Ảnh minh họa (Internet)

Tin giả, tin sai sự thật có thể hiểu là những tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả truyền thông xã hội. Các đối tượng phản động, phần tử xấu trong và ngoài nước đã tạo ra những tin giả, tin sai sự thật, phát tán tràn lan để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội, chính quyền các cấp, gây rối loạn thông tin về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Đồng thời, những tin giả, tin sai sự thật được chúng lan truyền rất khó kiểm soát, nhất là những tin liên quan đến kinh tế, tài chính, tiền tệ, làm ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tác động tiêu cực đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Đây là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định, tác động tiêu cực, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận quần chúng nhân dân, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tin giả, tin sai sự thật xuất hiện trên Internet, mạng xã hội ở mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Thực tế cho thấy, những thông tin giả, tin sai sự thật thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật mà được cung cấp bởi các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống; đồng thời, được các đối tượng sử dụng trong đăng tải với nhiều thủ đoạn, nguy hiểm nhất là việc sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới. Tin giả, tin sai sự thật thường có các dấu hiệu nhận biết cơ bản, đó là:

Một là, về tiêu đề những tin giả, tin sai sự thật được thêu dệt với tiêu đề giật gân, câu khách, thu hút, nội dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng đang được nhiều người quan tâm.

Hai là, các đường dẫn, liên kết gần giống với nguồn tin gốc, với những lỗi chĩnh tả rất đơn giản, chỉ khác ở một số thay đổi nhỏ như thiếu, thừa hoặc thay thế một vài ký tự với ký tự gần giống nhằm giả dạng trang web có tin gốc.

Ba là, nguồn tin đưa ra thường từ tài khoản của tổ chức, cá nhân ít được công chúng biết đến hoặc không có thẩm quyền công bố thông tin chính thống, có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam (.vn).

Bốn là, những trang web lan truyền tin giả, tin sai sự thật do thiếu kiểm duyệt nên thường mắc lỗi về định dạng như: phông chữ, chính tả, bố cục lộn xộn, hình ảnh, video bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày, tháng.

Năm là, hình ảnh hoặc video mà các tin giả, tin sai sự thật đăng tải thường bị các đối tượng cố tình chỉnh sửa cắt ghép, đưa ra khỏi bối cảnh gốc nhằm gây ra sự nhầm lẫn, lầm tưởng cho người xem.

Sáu là, các nội dung, sự kiện của tin giả, tin sai sự thật được các đối tượng phản động, phần tử xấu đăng tải thường chứa các mốc thời gian không có ý nghĩa hoặc đã bị thay đổi.

Bảy là, các vấn đề liên quan mà tin giả, tin sai sự thật khi đưa ra thường thiếu những bằng chứng xác thực hoặc dẫn nguồn từ các chuyên gia không rõ tên họ, đơn vị công tác.

Tám là, thông tin mà tin giả, tin sai sự thật được đưa ra bởi những trang nhóm thường có những câu nói đùa, hài ước, châm biến nhằm mục đích gây cười hoặc gây sự chú ý của dư luận.

Chín là, một số đối tượng tung tin giả, tin sai sự thật để bán hàng, gây hoang mang trong cộng đồng nhằm trục lợi, quảng cáo các sản phẩm không đúng sự thật, không đúng công dụng.

Mười là, thông tin của tin giả, tin sai sự thật thường không phổ biến trên Internet, mạng xã hội, không có nhiều nguồn dẫn tin, đặc biệt là các nguồn chính thống, tin cậy; hơn nữa không được nhiều người thảo luận.

Thực trạng tin giả, tin sai sự thật đang trở thành vấn nạn trên Internet và mạng xã hội hiện nay. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, những hành vi tạo ra, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật là hành vi bị nghiêm cấm. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của việc tung tin thất thiệt, các đối tượng tung tin sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại về danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức thì người vi phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.

Để phòng ngừa thực trạng tin giả, tin sai sự thật, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Lục quân đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, khoa giảng viên, đơn vị trong toàn Học viện thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng tránh; trong đó, đã chỉ đạo kịp thời cho Đảng ủy, chỉ huy các cấp tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền nhận biết các tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội thông qua các dấu hiệu cơ bản, cũng như trách nhiệm của cá nhân bị xư lý khi vi phạm. Nhờ đó, mọi cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, hạ sỹ quan, binh sỹ, đã nêu cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo, phòng tránh và đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trên không gian mạng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

N.T.C.P.D


Tác giả: HSDH. Ngô Trần Công Phương Duy
Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?