• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.140
Tháng 12 : 4.250
Tháng trước : 51.575
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sấm sét Utapao - chiến công xuất sắc của những chiến sĩ tình báo ngoài nước

Trong tiến trình lịch sử dân tộc  thời đại Hồ Chí Minh, đồng hành cùng non sông đất nước, những chiến sĩ tình báo ngoài nước của Quân đội ta đã lập nên những chiến công vô cùng xuất sắc trên mặt trận thầm lặng. Trong đó, có một ngoại lệ chưa nhiều người biết, trận đánh căn cứ không quân của Mỹ tại Thái Lan, đòn sấm sét bất ngờ ở Utapao khiến kẻ thù một phen choáng váng.

Sân bay Utapao Thái Lan, nơi xuất phát những chuyến B-52 của Mỹ đi đánh phá Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, để thuận lợi cho việc điều phối lực lượng trong quá trình tiến hành chiến tranh, Mỹ đã thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) và biến một số quốc gia trong khu vực thành căn cứ quân sự của Mỹ. Tại Thái Lan, ngoài quân cảng Satahip, Mỹ còn xây dựng nhiều sân bay quân sự chiến thuật và chiến lược, trong đó có căn cứ không quân chiến lược B-52 ở Utapao.

Utapao là một sân bay quân sự của Thái Lan được xây dựng từ năm 1952, cách thủ đô Bangkok khoảng 190 km về phía Đông Nam. Năm 1968, quân đội Mỹ đã đầu tư xây dựng nơi đây thành một căn cứ không quân để sử dụng cho chiến lược quân sự của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. Người Mỹ cho rằng đây là căn cứ quân sự bất khả xâm phạm và thường xuyên để ở đây khoảng 20 chiếc máy bay B-52, hằng đêm Mỹ sử dụng từ 3 đến 5 chiếc B-52 đi rải bom ở cả hai miền Nam, Bắc nước ta.

Để trừng trị kẻ gây tội ác, phải đánh thẳng vào nơi xuất phát của những tên “Giặc trời”, đó là mệnh lệnh của Tổ quốc giao cho Phòng Điệp báo ngoài nước. Một buổi sáng đầu năm 1968, Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam gọi Cục trưởng Cục Tình báo Phan Bình và Trưởng phòng tình báo ngoài nước Vũ Thắng lên giao nhiệm vụ “Quân và dân ta đang Tổng tiến công và nổi dậy đánh Mỹ - ngụy khắp miền Nam, để phối hợp với chiến trường miền Nam, Bộ Tổng tham mưu giao cho các đồng chí nghiên cứu đánh sân bay Utapao”. Liệu các đồng chí có thực hiện được không?

Cục trưởng Phan Bình đáp “Báo cáo Tổng Tham mưu trưởng, chúng tôi đã có cơ sở ở Thái Lan, sân bay và sơ đồ bố trí của địch chúng tôi nắm vững. Đề nghị cho Cục thời gian để gọi các đồng chí ấy về huấn luyện cách đánh”. Tổng Tham mưu trưởng căn dặn “Tôi đồng ý! Nhưng phải giải thích cho các đồng chí ấy hiểu, đánh Utapao là đánh đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam. Tuyệt đối bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân Thái Lan”.

Ngay lập tức, Cục trưởng Phan Bình cử Thiếu tá Nguyễn Trọng Tể - Phó trưởng phòng Điệp báo ngoài nước và Đại úy Bùi Nghi là cán bộ tham mưu của phòng hỗ trợ cho Trưởng phòng Vũ Thắng lập phương án tác chiến. Được sự chuẩn y của Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, Phòng Điệp báo ngoài nước rút hai tổ Điệp báo đang hoạt động ở Thái Lan về nước, nhờ Binh chủng Đặc công huấn luyện kỹ, chiến thuật đặc  công và hình thành tổ đánh sân bay Utapao do đồng chí Phùng Hồng Lâm chỉ huy.

Tháng 5 năm 1968, tổ đánh sân bay Utapao lên đường, từ Hà Nội đi ô tô vào Quảng Bình, theo Đường 12 sang Lào, vượt qua vùng địch tạm chiếm đến Trạm 12, một cơ sở của Phòng Điệp báo ngoài nước ở Thà Khẹt, từ đây có một con đường bí mật để vượt sông qua Thái Lan. Trong tổ, có tình báo viên Bùi Thế Sách từng sống nhiều năm tại Thái Lan, nên từ cử chỉ, giọng nói đến phong cách rất giống người Thái Lan. Hàng ngày, anh trà trộn vào toán lao công sân bay để nắm tình hình, sau đó về báo cáo với chỉ huy, vẽ lại sơ đồ sân bay, theo dõi và nắm quy luật hoạt động của địch ở Utapao.

Nhưng muốn đánh Utapao, trước hết phải đánh Udon, một căn cứ quân sự ở Đông Bắc Thái Lan, giáp với nước bạn Lào, nơi xuất phát của máy bay F4 đi oanh tạc ở Thượng Lào và Bắc Việt Nam. Đây là đòn thử phản ứng đối với quân Mỹ, đồng thời đánh lạc hướng chúng để tổ của đồng chí Phùng Hồng Lâm đánh Utapao được thuận lợi.

Một đêm cuối tháng 5 năm 1968, sau khi dùng chiến thuật đặc công đột nhập và đặt mìn vào bốn máy bay, trên đường rút ra các chiến sĩ tình báo bị địch phát hiện. Thượng úy Bùi Thế Sách và Trung úy Lê Đức Mục ở lại kìm chân địch để đồng đội rút. Sau một hồi quần nhau với địch chưa kịp rút thì mìn phát nổ, các anh đã anh dũng hy sinh. Trận đánh sân bay Udon gây thiệt hại nặng cho không quân Mỹ, 04 máy bay F5 trở thành sắt vụn, 24 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật đã đền tội.

Tiếp đó, để đánh sân bay Utapao đồng chí Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình đã trực tiếp đi trinh sát, mỗi lần đi các anh lên xe khách ở Băng Cốc, đến cách sân bay vài cây số là lúc chiều tối, họ xuống xe đi bộ vào bìa rừng, cởi bỏ quần áo dài, hóa trang rồi tiềm nhập vào sân bay. Hai anh thức suốt đêm để nghiên cứu, tìm quy luật hoạt động của địch cho đến 4 giờ sáng rút ra ngoài và trở về Băng Cốc. Cứ như vậy, mỗi tuần hai lần và liên tục trong 2 tháng, các anh ra vào sân bay để chuẩn bị kế hoạch đánh sân bay.

Thế nhưng lần cuối cùng đi trinh sát, các anh thấy sân bay Utapao có hiện tượng lạ thường, ô tô chở lính tuần tiễu liên tục xung quanh sân bay, kiểm tra kỹ tất cả sĩ quan, binh lính và công nhân ra vào sân bay. Thì ra, bị đòn choáng ở Udon, địch đã cảnh giác và tổ chức canh gác nghiêm ngặt hơn. Nhận thấy tập kích vào lúc này sẽ rất mạo hiểm, nên tổ trưởng Phùng Hồng Lâm quyết định tạm hoãn trận đánh.

Đến đầu tháng 8, địch bắt đầu chủ quan, tuần tra thưa và ít kiểm tra hơn, nhận thấy đây là thời cơ tốt để đánh sân bay Utapao. Như thường lệ, chiều tối ngày 03 tháng 8 năm 1968, Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình đón xe đi Utapao, đến quãng vắng hai người xuống xe và đến nơi cất giấu thuốc nổ. Quyết tâm phá hủy B-52, họ chuẩn bị hai khối bộc phá, mỗi quả 5kg, gài kíp hẹn giờ, sau đó dùng chiến thuật đặc công thâm nhập sân bay. Bố trí thuốc nổ xong đúng 4 giờ sáng hôm sau, họ rút khỏi sân bay đến nơi tập kết, mặc lại quần áo và ung dung đón xe trở về Băng Cốc.

Đi được một lúc thì từ phía sân bay Utapao phát ra hai tiếng nổ lớn làm rung cả kính xe, một lát sau tiếng còi hú của xe cảnh sát, xe cứu hỏa và cứu thương từ mọi hướng lao về sân bay. Hai ngày sau, báo chí Thái Lan đưa tin “Việt cộng” tập kích sân bay Utapao, phá hủy hai chiếc B52, làm hỏng 2 chiếc khác, hơn 20 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật người Mỹ thiệt mạng.

/upload/61311/20240709/grab7d1a1thumb_660_23_may1531.jpg

Máy bay B-52 của Mỹ bị phá hủy trong sân bay Utapao

Hơn 50 năm qua đi, những chiến sĩ tình báo tham gia trận đánh sân Utapao ngày đó giờ người còn, người mất. Vì là nhiệm vụ bí mật nên chiến công của họ ít được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, còn kẻ thù thì cố tình tìm cách bưng bít thông tin. Tuy nhiên, điều mà chúng không thể ngờ tới, đó là những chiến sĩ tình báo của ta không những chỉ giỏi đấu trí trên lĩnh vực tình báo, mà khi Tổ quốc cần những con người đó dám xả thân vì nghĩa lớn như những chiến sĩ ngoài mặt trận trực tiếp đánh quân thù. Chiến công của các anh đã để lại bài học vô cùng quý giá cho chúng ta hôm nay và mãi mãi.

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Học viện Lục quân Anh hùng (07/7/1946 - 07/7/2024) và 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), thế hệ cán bộ giảng viên trẻ của Học viện Lục quân hôm nay nguyện đem hết sức trẻ, trí tuệ và lòng nhiệt thành cống hiến hết mình cho việc dạy tốt và học tốt; góp phần xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện “Mẫu mực tiêu biểu”; tiếp tục phấn đấu vươn lên, đủ sức hoàn thành chức trách nhiệm vụ trong điều kiện và môi trường công tác mới.

Hướng tới kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam (25/10/1945 - 25/10/2024), cán bộ giảng viên Khoa Trinh sát, thành phần quan trọng của Tình báo Quốc phòng nguyện khắc cốt, ghi tâm và đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ; những đồng chí, đồng đội trong ngành đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Đồng thời, coi đây là kinh nghiệm quý báu, bài học “tiên phát chế nhân” của cha ông, thứ tài sản vô giá đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục gìn giữ, trau dồi và vận dụng trong quá trình dạy học; phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp giáo gục - đào tạo trong quân đội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới./.

N.T.C


Tác giả: KTS. Nguyễn Tiến Công
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 38 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?