Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.271
Tháng 11 : 34.101
Tháng trước : 62.002
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái

Vạch trần những luận điệu sai trái, phản động, thù địch chống phá khi Việt Nam - Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Nhận lời mời của của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ ngày 10-11/9 Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Joe Biden kể từ khi ông nhậm chức vào đầu năm 2021. Sự kiện này diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trên bục danh dự, thực hiện nghi thức chào cờ (10/9/2023)

Như vậy, kể từ ngày 11/7/1995, thời điểm hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Tổng thống Joe Biden là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 5 đến thăm Việt Nam; các Tổng thống đương nhiệm từng tới thăm Việt Nam trước ông Joe Biden bao gồm: Tổng thống Bill Clinton (tháng 11/2000), Tổng thống George W. Bush (tháng 11/2006), Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016), Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam hai lần (tháng 11/2017 và tháng 02/2019). Việc các Tổng thống Hoa Kỳ đều có chuyến thăm tới Việt Nam đã phản ánh vai trò quan trọng của Việt Nam trong mạng lưới đối tác của Hoa Kỳ ở khu vực.

Nhân sự kiện này, nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới đã đăng tải những thông điệp tích cực của chuyến thăm; khẳng định Việt Nam tiếp tục cho cả thế giới biết và hiểu hơn về đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Ngược lại với thực tế đó, những phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài lại tỏ ra lo lắng, chúng tìm cách bôi nhọ, xuyên tạc về chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam và việc nâng tầm mối quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Các đối tượng đã tăng cường phát tán nhiều bài viết trên không gian mạng có nội dung sai trái, xấu độc để chống phá Đảng, Nhà nước; xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như quan hệ của Việt Nam với nhiều nước khác; khi không thể ngăn cản chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden thì quay sang miệt thị các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc chính sách ngoại giao quốc phòng “bốn không” của Việt Nam (không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Một số tổ chức phi chính phủ đã viết thư chung gửi Tổng thống Hoa Kỳ, đề nghị ông Joe Biden khi sang thăm Việt Nam, trong các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Việt Nam cần gây áp lực, can thiệp phải sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự mà các đối tượng cho rằng “mang tính chất đàn áp”, như: Điều 117 (Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Điều 331 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ) và đòi bỏ Luật An ninh mạng. Họ rêu rao “Chấm dứt hành vi đàn áp xuyên quốc gia và trả tự do cho tất cả tù nhân của lương tâm”; “Thả tự do cho tất cả 41 nhà báo bị giam giữ”; “Gặp gỡ gia đình các tù nhân chính trị để nghe những lời trần tình của họ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam”…

Những luận điệu trên là hoàn toàn sai trái, đối lập với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Phải khẳng định rằng, việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là phù hợp với thực tiễn của quan hệ ngoại giao hai nước, đáp ứng sự mong mỏi và tình cảm của các nhà lãnh đạo, nhân dân hai nước. Như Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E.Knapper đã nhấn mạnh trong cuộc gặp gỡ với báo chí trưa 13/9 rằng, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển tốt đều mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia và Hoa Kỳ muốn trở thành một phần trong quá trình Việt Nam nỗ lực để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050.

Với phương châm “Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ cựu thù đã trở thành Đối tác và Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Như vậy, tính đến tháng 9/2023 Việt Nam có 05 Đối tác Chiến lược Toàn diện (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ), 18 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả 05 Đối tác Chiến lược Toàn diện), 12 Đối tác Toàn diện. Việc nâng mức quan hệ ngoại giao từ “Đối tác Toàn diện” lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện”, bỏ qua mức quan hệ “Đối tác Chiến lược” đã được nhiều nhà ngoại giao thế giới gọi là hình mẫu trong quan hệ quốc tế, là tấm gương để các quốc gia khác học tập, noi theo. Điều đó, cũng có nghĩa là không chỉ hai quốc gia Việt Nam - Hoa Kỳ mà cả cộng đồng thế giới đều ghi nhận, trân trọng những nỗ lực trong bước tiến vượt bậc về quan hệ ngoại giao giữa hai bên, bởi điều này còn có sự ảnh hưởng tích cực lớn đến an ninh, hòa bình, sự đoàn kết, thịnh vượng của khu vực và trên thế giới.

Cho nên, những lời lẽ theo kiểu hậm hực cho rằng Hoa Kỳ đừng nên quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ cần đưa ra yêu sách buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải thay đổi chế độ mới nâng cấp quan hệ hoặc châm chọc rằng Việt Nam nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ là “theo phe này, chống phe kia”  là không đúng với thực tiễn.

Đối với những lời bịa đặt, vu khống về nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta biết rằng, dân chủ, nhân quyền là một vấn đề lớn, không một quốc gia nào dám tự coi là đã thực hiện một cách đầy đủ. Mỗi quốc gia thực hiện dân chủ, nhân quyền còn tùy thuộc vào tình hình chính trị - xã hội, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán và trình độ dân trí… Ở Việt Nam, thực tiễn đã chứng minh, ngoài những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chính sách cho đồng bào dân tộc và đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người khuyết tật. Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định rõ, bảo đảm quyền con người là bản chất của chế độ, là mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đồng thời là động lực của chế độ. Vì thế, Nhà nước Việt Nam luôn đẩy mạnh và coi trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người; củng cố tăng cường các thể chế, chính sách nhằm thúc đẩy thực thi quyền con người, bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn, tốt hơn các quyền tự do chính đáng của nhân dân… những nỗ lực trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế ghi nhận./.

 

Nguồn:

- Báo Công an nhân dân Online, số ra ngày 18/9/2023;

- Báo nhân dân điện tử, số ra ngày 24/9/2023;

- Báo điện tử Chính phủ, số ra ngày 24/9/2023;

- Báo Công an nhân dân TP. Hồ Chí Minh, số ra ngày 24/9/2023;

- Truyền hình Việt Nam, Quốc phòng an ninh, an ninh nhân dân …


Tác giả: TTQP. Đặng Quốc Hưng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?