Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 421
Tháng 04 : 66.621
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học viện Lục quân làm tốt việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên

Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất đặc biệt quan trọng, nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, tinh thần nhiệt huyết để mỗi giảng viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cao quý. Trong tình hình hiện nay, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên là vấn đề cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học; xây dựng Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện; cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp và cơ quan chức năng của Học viện thường xuyên coi trọng và làm tốt việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ nói chung, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ giảng viên nói riêng. Nhờ vậy, phần lớn đội ngũ giảng viên của Học viện nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề và vinh dự to lớn của mình đối với sự nghiệp dạy “chữ”, dạy “người”; tâm huyết, say mê với nghề, giữ vững chữ “đạo”, coi trọng chữ “tâm”; không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, luôn là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, ý chí nỗ lực vươn lên. Đồng thời, tất cả vì học viên thân yêu.

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Học viện thành mô hình nhà trường “thông minh”; chính quy, tiên tiến, mẫu mực, Học viện thường xuyên làm tốt việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên, cụ thể:

Một là, tuyên truyền, giáo dục để đội ngũ giảng viên nhận thức sâu sắc vị thế và sự cần thiết phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp

Bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, sáng tạo, sát từng đối tượng; gắn giáo dục, bồi dưỡng của tổ chức với đề cao ý thức tự học, tự rèn của người thầy và tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người học, cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp và cơ quan chức năng của Học viện đã thường xuyên giáo dục cho từng người và đội ngũ giảng viên thấm sâu đạo đức nghề nghiệp, nhận thức rõ vị thế của nghề dạy học và sự cần thiết phải bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Thông qua đó, xây dựng cho đội ngũ giảng viên thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc, giáo dục học viên, nâng cao thái độ, trách nhiệm trong giảng dạy; thường xuyên tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm. Nhờ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, đội ngũ nhà giáo của Học viện luôn phát huy tinh thần say mê, sáng tạo, cần cù, chịu khó, tích cực học tập, nghiên cứu để cống hiến sức lực, trí tuệ cho từng tiết giảng, bài giảng; biết khắc phục khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tích cực đấu tranh, ngăn chặn những nhận thức, hành vi không đúng về nghề dạy học và những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của Học viện cũng như phẩm giá, tư cách của đội ngũ giảng viên.

Hai là, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ giảng viên

Nhận thức rõ, việc bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ giảng viên chính là sự kết hợp hài hòa giữa nhân cách của một nhà sư phạm với nhân cách của người lãnh đạo, chỉ huy. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các khoa thường xuyên tổ chức tốt việc bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực toàn diện; kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực và có kỹ năng, phương pháp sư phạm tốt; khả năng tư duy khoa học sáng tạo, biết gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn. Cùng với phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp, tác phong mẫu mực góp phần tạo nên giá trị chân chính của giảng viên, có tác động rất lớn đến tư tưởng, hành động của người học để họ phấn đấu học tập và noi theo.

Ba là, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên khẳng định mình và tiếp tục phấn đấu

Môi trường sư phạm là nơi tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ của những người làm công tác giáo dục. Một môi trường sư phạm tốt sẽ tạo cho giảng viên thêm yêu quý, gắn bó, toàn tâm, toàn ý với nghề; ngược lại, nếu môi trường sư phạm không tốt sẽ dễ làm cho họ chán nản, thiếu quan tâm đến công việc, không có hứng thú trong giảng dạy.

Học viện đã có nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy mạnh xây dựng chính quy, mẫu mực; quan tâm chăm lo xây dựng môi trường văn hóa, cảnh quan xanh, sạch, đẹp; tiếp tục bổ sung, trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, duy trì nghiêm quy chế, quy định trong giáo dục - đào tạo; xây dựng lối sống kỷ cương, văn hóa, tăng cường đoàn kết, thống nhất, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành huấn luyện, giữa người dạy và người học, không để các tệ nạn, tiêu cực thâm nhập. Tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt, công tác tốt” nhằm thu hút sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của mọi cán bộ, giảng viên và học viên. Qua đó, xây dựng cho đội ngũ giảng viên tinh thần yêu nghề, gắn bó với sự nghiệp đã lựa chọn, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng Học viện ngày càng chính quy, tiên tiến, mẫu mực, tiêu biểu.

Năm là, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ giảng viên

Quán triệt và thực hiện nghiêm các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với cán bộ, sĩ quan nói chung, đội ngũ giảng viên nói riêng, Học viện luôn bảo đảm đầy đủ, kịp thời chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp theo chức danh khoa học, học vị; khen thưởng, tôn vinh những người có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; chính sách bảo hiểm xã hội và các chế độ an dưỡng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan; đầu tư trang thiết bị, nâng cấp phương tiện, điều kiện đi lại, làm việc, sinh hoạt cho đội ngũ giảng viên,.. Có cơ chế trong việc nâng lương, thăng quân hàm trước niên hạn theo Luật Sĩ quan để động viên, khuyến khích, thu hút những người lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên là một yêu cầu khách quan; cơ sở quan trọng để đội ngũ giảng viên tận tâm, tận lực với nghề, ra sức phấn đấu, rèn luyện, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng các khoa vững mạnh toàn diện, Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực tiêu biểu./.

N.V.H


Tác giả: KCHTM. Nguyễn Viết Hường
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?