Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 184
Tháng 07 : 48.713
Tháng trước : 67.667
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cách mạng Tháng Mười Nga - ngọn đuốc soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách đây hơn 106 năm, trong lúc xã hội Việt Nam đang khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi. Sự kiện vĩ đại ấy không chỉ “làm rung chuyển” cả thế giới đương đại mà còn tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó về sau.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ đó trở đi, các phong trào chống Pháp, giành độc lập dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đã liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, vì chưa có đường lối đúng đắn. Trước cảnh nước mất nhà tan, cũng như bao người con yêu nước thời đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang Pháp, hướng về các nước phương Tây để trước hết là tìm hiểu cho rõ những gì đang ẩn giấu đằng sau khẩu hiệu: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”; xem vì sao các nước phương Tây lại trở nên phú cường, rồi sau đó sẽ trở về giúp đồng bào trong nước.

Lãnh tụ V.I.Lê-nin diễn thuyết trước đông đảo quần chúng nhân dân Nga. Ảnh tư liệu

Ngày 05-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng đã lên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin rời Tổ quốc, vượt trùng dương đi tìm chân lý cách mạng. Cuộc hành trình trong 6 năm từ Á sang Âu, Phi, Mỹ rồi lại trở về châu Âu năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức và khám phá nhiều điều mới mẻ. Người đã tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc cách mạng ở Pháp, Anh, Mỹ. Người cho rằng, đó là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng chưa đến nơi. Nó đã phá tan gông xiềng phong kiến cùng những luật lệ hà khắc và những ràng buộc vô lý để giải phóng sức lao động của con người. Cách mạng tư sản đã xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến. Nhưng, cách mạng xong rồi dân chúng vẫn khổ, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn mưu toan làm cách mạng. Từ đó, Người đi đến kết luận, chúng ta đã đổ xương máu để làm cách mạng, thì phải làm đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.

Khi Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi (ngày 07-11-1917), dù chưa biết nhiều về cuộc cách mạng ấy, nhưng “về cảm tính” Nguyễn Ái Quốc thấy mình “có mối tình đoàn kết với cách mạng Nga và người lãnh đạo cuộc cách mạng ấy”. Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô trực tiếp nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Xô-viết. Được tận mắt chứng kiến những thành tựu vĩ đại do Cách mạng Tháng Mười mang lại trên quê hương Xô-viết, Người rút ra kết luận: Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như chủ nghĩa đế quốc Pháp khoe khoang bên An Nam. Bởi vậy, muốn cách mạng thành công thì phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. 

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, mở ra thời đại mới cho cách mạng Việt Nam và từ đó từng bước giải phóng hoàn toàn dân tộc.

Hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cũng giống như tình cảnh nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười, trong khi chúng ta đang rất cần một môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, hàn gắn vết thương nghiêm trọng do hai cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài gây ra thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại ra sức chống phá hòng thủ tiêu thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta phải tốn bao công sức và xương máu mới giành được. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi mà công cuộc đổi mới do Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) vừa phát động chưa được bao lâu thì những chấn động dữ dội của thời cuộc lại xảy ra. Đó chính là sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu, rồi Liên Xô - thành trì của cách mạng thế giới, quê hương của Cách mạng Tháng Mười - cũng tan vỡ làm cho trật tự thế giới bị đảo lộn…

Trong bối cảnh hết sức phức tạp ấy, con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có nhiều đổi mới, sáng tạo nhưng không thay đổi mục tiêu, con đường đã chọn. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa đổi mới ở Việt Nam với nhiều nước xã hội chủ nghĩa cùng thời. Không dừng lại ở đó, để tháo gỡ những khó khăn, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục phát triển theo mục tiêu, con đường đã chọn; Đảng Cộng sản Việt Nam còn dựa chắc trên nền tảng lý luận Mác - Lê-nin, vận dụng sáng tạo lý luận đó, nhất là Chính sách kinh tế mới của V.I.Lê-nin; kế thừa và vận dụng có hiệu quả những bài học thành công của Đảng và nhân dân Liên Xô trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cũng như trong sự nghiệp dựng xây đất nước vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nhờ đó, công cuộc đổi mới ở Việt Nam mặc dù diễn ra trong bối cảnh hết sức phức tạp nhưng đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười Nga, đã tôi luyện ý chí kiên định, vững vàng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viên Lục quân - một trung tâm giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học quân sự lớn của Quân đội và quốc gia. Học viện đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong hơn 77 năm qua, Học viện đã đào tạo được hơn 400 khóa học với hơn 60 nghìn cán bộ chỉ huy tham mưu cấp trung đoàn, sư đoàn, chuyên ngành các binh chủng, cán bộ quân sự địa phương cấp huyện (quận), tỉnh (thành), giảng viên chiến thuật và hàng trăm tiến sỹ, thạc sỹ cho Quân đội ta và quân đội các nước bạn Lào, Campuchia. Đội ngũ cán bộ được đào tạo tại Học viện qua các thời kỳ đã có mặt khắp các chiến trường, trên nhiều lĩnh vực công tác, đã hoàn thành tốt cương vị, chức trách được giao; luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, có nhiều đồng chí đã lập chiến công xuất sắc, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều đồng chí trở thành cán bộ cao cấp, tướng lĩnh, đảm nhiệm cương vị quan trọng của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Học viện Lục quân tự hào là đơn vị anh hùng, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, đào tạo các thế hệ học viên giỏi về quân sự, mạnh về chính trị, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao trong việc xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới./. 

T.Đ.Đ


Tác giả: KHCKT. Trần Đình Đang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?