Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 76
Tháng 03 : 66.412
Tháng trước : 35.349
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cho sinh viên Đại học Đà Lạt

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh mang tính đột phá đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, tình hình mất an toàn, an ninh trên không gian mạng đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tiến công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện kế hoạch giáo dục quốc phòng cho sinh viên Trường Đại học Đà Lạt, Khoa Thông tin giới thiệu chuyên đề “An toàn thông tin và phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng” nhằm giáo dục cho sinh viên nâng cao nhận thức các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh mạng và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng không gian mạng của các thế lực thù địch để tuyên truyền chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, tập trung quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh trên không gian mạng để sinh viên nâng cao nhận thức về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tập trung trên một số nội dung chủ yếu sau.

Một là, giáo dục cho sinh viên nâng cao nhận thức quan điểm của Đảng và Nhà nước về an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, gắn liền với công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, sẵn sàng đối phó với các cuộc chiến tranh trên không gian mạng. Đường lối, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng đã được cụ thể hóa thành các văn bản như: Chỉ thị 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đều thống nhất khẳng định: Chủ quyền trên không gian mạng là bộ phận quan trọng của chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; là yếu tố then chốt hình thành không gian mạng quốc gia an toàn và ổn định, tạo bước đột phá trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ động phòng vệ, sẵn sàng đáp trả hợp pháp các mối đe dọa, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia trên không gian mạng và xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.ng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực phải gắn với đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mngbảo vcác hệ thống tng tin; các chủ thể hot đng trên không gian mng; hệ thống dữ liu, tài nguyên mng; các quy tắc xử lý và truyền số liệu; đm bảo quyền bình đng trong tham dự qun lý mng Internet quốc tế; độc lp trong vận hành hạ tng cơ sở thông tin thuc lãnh thquốc gia; bo vệ kng gian mng quốc gia kng bị xâm phm và quyền quản trị truyền tải cũng như xử lý sliệu ca quc gia. Do đó, phải huy động sức mạnh mọi nguồn lực của hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Vì vậy, việc giáo dục cho thế hệ trẻ nâng cao nhận thức toàn diện về chủ quyền quốc gia và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong tình hình mới là vấn đề hết sức quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc, đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia không gian mạng trong kỷ nguyên thông tin và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Hai là, tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nâng cao nhận thức, những quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Trong cuc Cách mng công nghip 4.0, hạ tầng thông tin trên mạng là tài sản quốc gia, là mt dng tài nguyên, vấn đề an toàn, an ninh thông tin đang ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống như kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia. Trên thế giới đã nhiều quốc gia có các chương trình vũ khí không gian mạng, có thể tiến công các mục tiêu lớn, các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các hệ thống điều khiển công nghiệp, hệ thống ngân hàng, điều hành bay, các hệ thống quân sự có sử dụng không gian mạng để chỉ huy, điều khiển. Đặc biệt các loại hình tội phạm mạng ngày càng phức tạp, đứng đằng sau có thể là chính phủ các nước, an ninh mng đang trthành vn đnóng, đt ra nhiu thách thc đi vi tt ccác quc gia trên toàn thế gii. Tình hình an toàn thông tin mạng diễn biến phức tạp, liên tục xảy ra các vụ tấn công, xâm nhập, đánh cắp dữ liệu trên hệ thống mạng của các cơ quan chính phủ, các cơ sở an ninh quốc phòng, tập đoàn kinh tế, cơ quan truyền thông của nhiều quốc gia. Trong những năm qua, quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông như: Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, các quy định tại Mục 2, Chương XXI từ Điều 285 đến 294 về các tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, có hiệu lực 01/7/2016 quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng. Luật An ninh mạng năm 2018, có hiệu lực ngày 01/01/ 2019, quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nghị định số 15/2020 NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Trong đó, chuyên đề đã chú trọng tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng, nhất là các hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; phá hoại thuần phong, mỹ tục; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

Ba là, bồi dưng cho sinh viên các kỹ năng nhận din các âm mưu, thđoạn tiến công mạng để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Ngày nay, trong cuộc chạy đua vũ trang trên không gian mạng toàn cầu, các quốc gia đang xây dựng các trung tâm chỉ huy không gian mạng, nhằm củng cố hệ thống phòng thủ chống lại các cuộc tiến công mạng vào các cơ quan và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các nhóm tội phạm mạng có tổ chức xuất hiện nhiều hơn, chiến tranh mạng và đội quân tác chiến mạng cũng được chú trọng hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội đã làm nảy sinh một nguy cơ an toàn thông tin nữa đó là việc lan truyền tin tức giả mạo thông qua mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức, thậm chí là tình hình an ninh, chính trị của cả một đất nước. Các mục tiêu tiến công đã thay đổi, kỹ thuật trở nên phức tạp hơn, hướng tiến công đa dạng hơn và công cụ tiến công được thiết kế chuẩn xác hơn. Những kẻ tiến công đã nghiên cứu kỹ các các mục tiêu tiến công để có những chiến lược tiến công phù hợp nhằm tạo ra những ảnh hưởng lớn nhất có thể. Hoạt động tiến công không gian mạng rất đa dạng và tinh vi như: làm mất kết nối Internet, đánh sập các website của chính phủ, cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp; giả mạo các website nhằm lừa đảo; cài vào máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân; tiến công bằng mã độc; tiến công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại; tiến công qua USB, đĩa CD, địa chỉ IP, server… Ở mức độ cao hơn, các thế lực thù địch có thể thông qua block cá nhân lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng thành lập các tổ chức chống đối để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng. Các thế lực thù địch còn lợi dụng báo điện tử, các website, dịch vụ thư điện tử, mạng xã hội facebook, Zalo, Twitter, diễn đàn,... để phát tán các tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá chính quyền, chia rẽ mối đoàn kết giữa Đảng và nhân dân hoặc sử dụng “khoảng trống thông tin” để tiến công vào sự hiếu kỳ của công chúng; làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới để chống phá, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Vì vậy, mỗi sinh viên đang học tập, rèn luyện dưới mái trường xã hội chủ nghĩa cần tiếp thu, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, nhận diện sâu sắc các âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch trên không gian mạng để có biện pháp đấu tranh làm thất bại mọi hành vi lợi dụng không gian mạng để chống phá cách mạng nước ta.

Bốn là, giáo dục cho sinh viên nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và biết sử biện pháp kỹ thuật để khắc phục hậu quả trong trường hợp bị tiến công trên không gian mạng

Giáo dục cho sinh viên nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ không gian mạng quốc gia. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh mạng; kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng và các hành vi xâm phạm khác, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giúp đỡ, tạo điều kiện cho người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Mỗi sinh viên cần nghiên cứu và sử dụng tốt các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin như bảo vệ tài khoản cá nhân bằng xác thực mật khẩu đa lớp; tạo thói quen quét virus trước khi mở file; thực hiện sao lưu dự phòng trên ổ cứng ngoài, mạng nội bộ hoặc trên các dịch vụ lưu trữ đám mây (Google Drive, OneDrive); kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân qua Trung tâm xử lý tiến công mạng Việt Nam. Người dùng không nên vào những trang web lạ hoặc trang web đen, những email chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; cập nhật bản trình duyệt, hệ điều hành và các chương trình sử dụng; dùng những phần mềm diệt virus uy tín và được cập nhật thường xuyên, không tắt chương trình diệt virus trong mọi thời điểm. Khi phát hiện bị tiến công trên không gian mạng, nhanh chóng ngắt kết nối mạng; sử dụng các công cụ giải mã độc; báo cho người có trách nhiệm qua đường dây nóng.

Các hình thức giáo dục cần tiến hành thường xuyên, liên tục và được vận dụng đa dạng, phong phú, linh hoạt như: phối hợp giữa cơ quan chức năng với các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến pháp luật; tuyên tuyền Luật An ninh mạng; các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin; góp ý xây dựng chương trình giáo dục an toàn thông tin mạng của các cơ sở giáo dục hoặc tham gia biên soạn các tài liệu liên quan đến an toàn thông tin mạng./.


Tác giả: KTT. Dương Đình Kỳ
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?