• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.967
Tháng 05 : 22.666
Tháng trước : 60.869
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cụm tình báo H.63 - tập thể anh hùng từ những thành viên anh hùng

Có lẽ nhắc đến Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn thì ít ai không biết. Nhưng cũng ít ai biết rằng để có một Phạm Xuân Ẩn an toàn hoạt động trong hàng ngũ của địch tới ngày đất nước giải phóng, là bởi có sự bảo vệ của Cụm Tình báo chiến lược H63. Trong không khí cả nước đang hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025); chúng ta cùng nhìn lại một số thành viên anh hùng trong tập thể anh hùng này.

Cụm Tình báo chiến lược H.63 (ban đầu có tên là A18) ra đời đầu năm 1961, đóng tại căn cứ Bời Lời (tỉnh Tây Ninh) để phục vụ cho điệp viên nổi tiếng Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung). Cụm Tình báo H.63 được đánh giá là mạng lưới tình báo hoạt động hiệu quả nhất với những điệp viên tiêu biểu: Tư Cang, Hai Trung, Tám Thảo, Mười Nho, Nguyễn Thị Ba,... Năm 1971, trước khi miền Nam được giải phóng, cụm Tình báo H.63 đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Cụm Tình báo H63 được tổ chức thành 3 bộ phận, một bộ phận là điệp viên ở luôn trong thành, một bộ phận giao thông liên lạc giữa thành phố và căn cứ và một khu vực đặt điện đài vô tuyến trong một căn hầm ở địa đạo Củ Chi. Quân số của toàn cụm có 45 người, trong quá trình hoạt động có 27 người hy sinh, 13 người bị thương, chủ yếu là giao liên và bảo vệ.

Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang):  Người cụm trưởng  huyền thoại.

 

 

 

 

 

 

Bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 2018

Xuất thân từ gia đình tư sản giàu có vì vậy tuổi thơ của bà trôi qua trong nhung lụa, không vướng bận lo toan, chỉ biết đến học hành, vui chơi và những trang tiểu thuyết. Thế nhưng, những câu chuyện về lớp thanh niên trí thức trăn trở tìm đường đến với cách mạng đã dần nhen nhóm trong tâm hồn bà từ những năm tháng thiếu nữ. Đến năm 1948, ở tuổi 16, bà Tám Thảo cùng gia đình rời Sài Gòn về Vĩnh Long tham gia kháng chiến. Bà trở thành niềm tự hào của lực lượng Tình báo quốc phòng Việt Nam. Một trong những chiến công nổi bật của bà là vào năm 1961, khi bà vận chuyển thành công 24 cuốn phim Kodak từ nội thành ra Củ Chi. Những tài liệu này đã giúp ta nắm được ý đồ và biện pháp thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" cũng như kế hoạch phối hợp của Mỹ và chính quyền ngụy trong việc đàn áp cách mạng ở miền Nam.

Trong quá trình hoạt động, bà Tám Thảo đã nhiều lần đối mặt với nguy hiểm, thậm chí bị địch bắt giữ và tra tấn. Tuy nhiên, với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng và tinh thần kiên cường bất khuất, bà đã giữ vững bí mật, không để lộ bất kỳ thông tin nào về tổ chức và đồng đội. Sự dũng cảm và lòng trung thành của bà Tám Thảo đã góp phần quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của Cụm Tình báo H.63.

Nguyễn Văn Thương (Hai Thương): Khí tiết kiên trung của người mũi trưởng giao liên trinh sát

Một thành viên khác của Cụm Tình báo H.63 đã để lại dấu ấn sâu sắc về tinh thần chiến đấu kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối là Nguyễn Văn Thương (Hai Thương).

Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương

Trong một lần làm nhiệm vụ, Nguyễn Văn Thương đã bị địch bắt giữ và  chúng biết anh là đội trưởng tình báo. CIA tuyên bố: “Chỉ cần giữ lại cái lưỡi” để khai thác thông tin từ anh. CIA đã dốc tâm, dốc sức đủ mọi thủ đoạn thế nhưng người chiến sĩ Nguyễn Văn Thương đã đứng vững và chiến thắng giữa sào huyệt kẻ thù dù là trước những “viên đạn bọc đường” hay lưỡi cưa thép. Trải qua 100 ngày đấu tranh nội tâm dữ dội trước những “cạm bẫy ngọt ngào” của kẻ thù: Cuộc sống được cung phụng đầy đủ bên trong một biệt thự hoa lệ, tấm séc ký sẵn trị giá 100.000 USD (thời điểm 1969), bộ quân phục 2 bông mai cấp trung tá, tấm vé máy bay đến bất cứ quốc gia đồng minh nào của Mỹ cùng một người đẹp luôn ở bên ân cần chăm sóc. Mua chuộc không được thì cực hình tra tấn. Chúng lần lượt bẻ gãy 10 ngón chân rồi đập nát 2 bàn chân người chiến sĩ tình báo. Và đỉnh điểm của sự man rợ là 6 lần cưa chân trong 3 tháng, mỗi lần cưa 1 đoạn, chữa trị gần lành vết thương lại cưa tiếp với những lời dọa dẫm lẫn dụ dỗ và sau cùng chúng phải thốt lên: Ôi một sinh vật bằng thép, thử sức nhau suốt bảy tháng nay, chúng tôi đã thua ông!

Mặc dù phải chịu đựng những đau đớn về thể xác và tinh thần nhưng ông vẫn luôn hướng về cách mạng, về đồng đội. Ông đã thể hiện một khí tiết cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, thà hy sinh chứ không chịu khuất phục trước kẻ thù. Tấm gương sáng ngời của Nguyễn Văn Thương đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của các thành viên trong cụm và góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.

Những anh hùng thầm lặng khác

Bên cạnh những thành viên tiêu biểu đã được vinh danh, còn có rất nhiều chiến sĩ tình báo, giao liên khác của Cụm Tình báo H.63 đã âm thầm cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp tình báo cách mạng. Họ là những người lính đặc biệt, hoạt động bí mật, đối mặt với hiểm nguy thường trực, nhưng vẫn một lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và với nhân dân. Những người thợ máy, người buôn bán, người làm công, ăn lương… dưới vỏ bọc bình thường, họ đã xây dựng những cơ sở bí mật, nuôi giấu cán bộ, chuyển giao tài liệu, thu thập tin tức, tạo nên một mạng lưới tình báo vững chắc và hiệu quả. Sự đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng của họ đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách của Cụm Tình báo H.63.

Câu chuyện về Cụm Tình báo H.63 là một bản hùng ca thầm lặng, một minh chứng cho sự mưu trí, dũng cảm và lòng trung thành tuyệt đối của những người chiến sĩ tình báo cách mạng. Họ đã chiến đấu bằng trí tuệ, bằng sự kiên trì và bằng cả sự hy sinh cao cả, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước. Thế hệ cán bộ, giảng viên Khoa Pháo binh hiện nay, cơ bản được sinh ra và lớn lên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Những nhân vật huyền thoại của Cụm Tình báo H.63 anh hùng luôn là niềm tự hào, khâm phục, là nguồn cổ vũ động viên mỗi cá nhân phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trước sự hi sinh xương máu của các thế hệ đi trước. Thường xuyên tích cực tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt; củng cố và xây dựng mối đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Học viện Lục quân thông minh, hiện đại, “mẫu mực, tiêu biểu”./.

 

 


Tác giả: KPB. Ông Mạnh Hùng
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?