Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 670
Tháng 07 : 49.199
Tháng trước : 67.667
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bác Hồ: người cha kính yêu, người thầy vĩ đại của ngành Tình báo Việt Nam

Tự hào với những chiến công xuất sắc của ngành Tình báo quân sự, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; càng tự hào, chúng ta càng nhớ tới công ơn dạy bảo của Bác Hồ kính yêu. Ngày truyền thống của ngành 25/10/2023 đang đến gần, điểm lại một vài chi tiết về những tháng ngày hoạt động của Bác đầy gian lao, vất vả; tìm hiểu về Bác để học tập phân đấu càng thêm yêu Bác hơn.

Khoảng thời gian dài hoạt động ở Pháp, Bác đã sáng lập tờ báo “Người cùng khổ” ngày 9 tháng 10 năm 1921 và đã xuất bản 38 số, mỗi số lên tới 5000 bản, tờ báo này đã thổi đến nhân dân các nước bị áp bức một luồng gió mới; tiếp đó là Bản yêu sách của Nhân dân An Nam; Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa đến Bản án chế độ thực dân Pháp, đã làm lung lay chế độ thực dân hà khắc; vì vậy bọn mật thám Pháp vô cùng tức tối, chúng tổ chức theo dõi gắt gao mọi hoạt động và truy lùng bắt bằng được Nguyễn Ái Quốc. Để an toàn cho chính mình và thoát khỏi sự truy đuổi gắt gao của mật thám Pháp, Bác đã tự nghiên cứu và tích lũy cho mình vốn kinh nghiệm vô cùng phong phú và quý báu. Đó là hành trang bảo đảm cho Bác hoạt động hiệu quả, an toàn trong suốt một thời gian dài. Khi ở Paris, Bác hoạt động vừa công khai vừa bí mật, bọn mật thám Pháp lập thời gian biểu những hoạt động, sinh hoạt, địa điểm thường đến của Bác để giám sát chặt chẽ, nhưng chúng không ngờ rằng chính Bác cũng nắm vững quy luật hoạt động của chúng để đối phó. Có lần Bác có kể với đồng chí Vũ Kì, hồi ở Pari, bị mật thám Pháp theo dõi sát sao nên hễ cứ ra khỏi nhà, Bác mang theo hộp thuốc lá và bao diêm. Mỗi lần muốn kiểm tra xem có kẻ nào theo dõi không thì Bác dừng lại giả vờ lấy thuốc lá ra hút, châm diêm quay ngang, khum tay che chắn gió để quan sát phía sau cho tự nhiên. Kỹ năng thoát hiểm để hoạt động cách mạng cứ dần dần hình thành trong Bác một cách tự nhiên. Vào ngày có kế hoạch rời Pháp sang Nga, Bác vẫn đi xe buýt tham gia một cuộc mít tinh ở ngoại ô Paris như  thường. Khoảng nửa giờ sau, khi bọn mật thám mất cảnh giác, Bác lặng lẽ đi cổng sau, ra ga phía Bắc, lên tàu rời Paris trong một toa xe lửa hạng nhất. Sau sự kiện này mật thám Pháp bị rối tung lên vì mất dấu Bác hơn một năm, mãi đến tháng 10.1924 đại sứ quán Pháp tại Maxcơva mới phát hiện sự có mặt của Bác tại Nga. Kỹ năng "đánh lừa địch để bảo vệ chính mình" đã được Bác đúc kết và sau này lãnh đạo cách mạng Bác thường căn dặn cán bộ trong hoạt động bí mật “lai vô ảnh, khứ vô tung”.

Lăn lộn nhiều năm, gian lao, cực khổ, thử thách đã hình thành kỹ năng hoạt động thực tế và tôi luyện bản lĩnh, nhãn quan chính trị là cơ sở để Bác đưa ra những nhận định, phán đoán thời cuộc hết sức chính xác, sáng suốt, táo bạo; Bác lựa chọn hướng đi đúng đắn và có lợi cho cách mạng, hướng đi theo con đường giải phóng dân tộc duy nhất đúng. Khi về lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giữa lúc tình hình quốc tế có những chuyển biến nhanh, phát xít Đức - Ý - Nhật đang trên đà thất bại thảm hại. Liên Xô và các đồng minh đang thắng lớn; một tình huống hiểm nghèo lại đến giữa lúc này: Bác sốt nặng, bệnh tình diễn biến khá nguy kịch. Thư hỏa tốc triệu tập hội nghị quan trọng đã được gửi đi. Bác chỉ thị: “Chậm nhất là ngày 17”. Ngày họp đã gần kề mà Bác lại ốm. Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại: “Đêm đó, trong lán Nà Lưa, lá tre xào xạc... Đôi mắt và má Bác thêm hõm sâu. Tôi rất lo. Bỗng Bác mở mắt nhìn tôi hỏi: “Chú chưa đi ngủ à?”. Tôi đáp: “Thưa Bác còn sớm”. Bác thấy trong người thế nào?”. Người không trả lời câu hỏi mà nói: “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh lớn tới đâu, dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập…”.

Lời Bác là ý chí sắt đá của Đảng, quyết tâm của cả Dân tộc, Bác đã ra lời hiệu triệu đồng bào cả nước đứng lên giành độc lập dân tộc. Trong những năm tiếp theo, Bác đã đưa ra những tiên đoán tuyệt vời làm cơ sở để Trung ương Đảng quyết định trong những thời khắc lịch sử, giành chiến thắng vẻ vang. Cuối năm 1967, Bác gọi đồng chí Phùng Thế Tài và căn dặn: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B52 ra đánh Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Phải dự kiến tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị ... ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội". Đến ngày 6 tháng 4 năm 1972, Mỹ huy động không quân, hải quân đánh phá miền Bắc; sử dụng B52 đánh phá thành phố Vinh, thành phố Hải Phòng. Chiều 18 tháng 12 năm 1972, Mỹ thực hiện cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội. Được Bác dự đoán và căn dặn nên ta có công tác chuẩn bị sớm đã chủ động đánh bại chiến dịch tập kích đường không của Mỹ buộc Mỹ phải quay lại vòng đàm phán và kí kết hiệp định, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Bác luôn dành cho ngành tình báo một sự quan tâm đặc biệt, bác gửi gắm ở ngành tình báo một sự tin yêu đặc biệt. Mỗi cán bộ, chiến sỹ ngành Tình báo phải thấm nhuần lời căn dặn của Bác Hồ: "Tất cả mọi công tác nhất là công tác tình báo, phải kiên quyết tránh những bệnh chủ quan, khinh địch, hiếu danh, cá nhân chủ nghĩa. Đó là những kẻ địch vô ảnh- vô hình. Vậy các chú phải dùng tự phê bình và phê bình thật thà, để tẩy sạch bệnh nguy hiểm ấy"; lời căn dặn của Bác in đậm dấu ấn trong tiềm thức mỗi cán bộ, chiến sỹ tình báo luôn là nguồn động viên cổ vũ để cán bộ chiến sỹ tình báo vượt qua mọi thử thách hoàn thành nhiệm vụ mà Tổ quốc giao phó và Bác Hồ kính yêu tin tưởng. Chuyện kể về Người trong lĩnh vực tình báo không bao giờ hết nhưng đọng lại trong mỗi chúng ta là lòng tôn kính, mến phục và là động lực để phấn đấu học tập, rèn luyện thật tốt kỹ năng, nghiệp vụ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Tác giả: KTS. Nguyễn Đình Mão
Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?