• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 14
Tháng 12 : 57.237
Tháng trước : 51.575
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những năm tháng huấn luyện ở nước bạn (Trung Quốc) của Tiểu đoàn trung - sơ

Nhìn lại chiều dài lịch sử hơn 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đã có nhiều lần Học viện Lục quân phải thay đổi địa điểm đóng quân để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ từng giai đoạn của cách mạng. Trong đó, có 1 lần Học viện di chuyển sang nước bạn Trung Quốc. Bài viết xin điểm lại dấu mốc lịch sử quan trọng này để chia sẻ cùng bạn đọc.

Tiền thân của Học viện Lục quân ngày nay là Lớp Bổ túc Cán bộ Quân sự trung cấp thành lập ngày 07/7/1946 tại Tông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (ngày nay); đến năm 1948 đổi tên thành Trường Bổ túc Quân chính trung cấp. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949), theo thỏa thuận giữa Đảng và Chính phủ hai nước (Việt Nam - Trung Quốc), tháng 6 năm 1950, Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định sát nhập Trường Bổ túc Quân chính Trung cấp vào Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng làm Hiệu trưởng; Thiếu tướng Trần Tử Bình, Chính ủy. Sau đó, Trường Lục quân được đưa sang tỉnh Vân Nam - Trung Quốc tiếp tục nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ yêu cầu kháng chiến.

Huấn luyện tại thực địa năm 1950

Đường hành quân từ trong nước đến địa điểm đóng quân ở Vân Nam dài 1.800km, trong đó khoảng 800km phải đi bộ. Sau khi ổn định nơi ăn, ở, học tập, ngày 24 tháng 12 năm 1950 nhà trường tổ chức khai giảng khóa học đầu tiên trên nước bạn. Học viên của Trường Lục quân tổ chức thành 5 tiểu đoàn, trong đó có 1 tiểu đoàn học viên là cán bộ từ cấp đại đội đến trung đoàn (thường gọi là Tiểu đoàn trung - sơ). Tiểu đoàn có 450 học viên, do đồng chí Đàm Quang Trung làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Đàm Quang Thìn làm Chính trị viên. Đây là Khóa VI của Trường Bổ túc Quân chính Trung cấp (tiếp theo Khóa V ở trong nước). Tiểu đoàn trung - sơ đóng ở Phụng Minh Hồ; cơ quan của Trường Lục quân và các tiểu đoàn học viên khác ở Dương Đồng Hải và Phụng Minh Thôn, tỉnh Vân Nam.

Giáo viên và tài liệu giảng dạy chủ yếu sử dụng của Trung Quốc. Chỉ có một số giáo viên Việt Nam làm trợ giáo. Khóa VI kết thúc giữa tháng 6 năm 1951. Sau đó, Trường Lục quân còn tiếp tục tổ chức thêm 3 khóa Tiểu đoàn trung - sơ nữa trên đất Trung Quốc. Khóa VII có 600 học viên (9/1951 - 8/1952); Khóa VIII có 160 học viên (01/1953 - 4/1954); Khóa IX có 135 học viên (12/1954 - 12/1955).

Bốn khóa huấn luyện trên đất Trung Quốc đã bồi dưỡng được 1.345 cán bộ từ cấp đại đội đến trung đoàn. Tháng 01 năm 1956, Trường Lục quân chuyển về nước. Nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ quân sự trung cấp được giao cho Trường Bổ túc quân sự trung - cao cấp

Thời gian các khóa Tiểu đoàn trung - sơ huấn luyện ở Trung Quốc tuy không dài, xong đây là dấu mốc rất quan trọng cho tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai Chính phủ và Nhân dân hai nước nước. Những năm tháng Tiểu đoàn trung - sơ di chuyển sang nước bạn, dù đường xá xa xôi, đi lại khó khăn, vất vả, điều kiện ăn ở còn nhiều thiếu thốn; xong vượt qua tất cả, cán bộ, giáo viên, học viên của Trường Lục quân nói chung, Tiểu đoàn trung - sơ nói riêng vẫn nỗ lực, cố gắng vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa là cầu nối để gắn kết tình bạn, tình đồng chí hữu nghị của hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ của Học viện luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trân trọng những thành tích mà Học viện Lục quân đã đạt được, khắc cốt, ghi tâm những gian khổ, hy sinh, mất mát của các thế hệ đi trước trong gần 78 năm qua. Đồng thời, nguyện tiếp tục nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tích mới trong giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác; xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, xứng đáng là cơ sở giáo dục, đào tạo lớn, có uy tín của Quân đội và hệ thống giáo dục quốc gia, xứng đáng với Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.

 

Tài liệu tham khảo:

Học viện Lục quân (1991), Lịch sử Học viện Lục quân (1946 - 1991).


Tác giả: KCD. Trịnh Tiến Thành
Tổng số điểm của bài viết là: 45 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?