Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 186
Tháng 04 : 48.331
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ tại Học viện Lục quân

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư phát triển mạnh mẽ đã tác động sâu rộng, toàn diện đến tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị - xã hội đến quốc phòng - an ninh của nhiều quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam.

Theo thống kê năm 2020, ở nước ta hiện nay khoảng 68,17 triệu người dùng Internet, chiếm 70% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại Châu Á (Digital Vietnam 2020). Công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học, trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục - đào tạo, việc áp dụng công nghệ thông tin  đóng vai trò vô cùng cần thiết, nổi bật là phương pháp dạy học từ xa đã được đưa vào giảng dạy trước tình hình dịch bệnh Covid-19, càng cho thấy vai trò và tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục - đào tạo nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới, đặc biệt trong việc dạy và học ngoại ngữ. Bởi ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng cần thiết; trong giai đoạn đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc vận dụng thành quả của khoa học công nghệ giúp rút ngắn rào cản ngôn ngữ, tạo ra môi trường học ngoại ngữ thông minh, tạo nhiều động lực và hứng thú cho người học.

Cùng xu thế đó, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ trong Quân đội là nhiệm vụ cấp bách. Do đó, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030”; Bộ Quốc phòng đã ra Chỉ thị số 105/CT-BQP ngày 26/5/2020 “Về việc tăng cường học tập ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số trong toàn quân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” và Kế hoạch số 1844/KH-BQP ngày 27/5/2020 thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030” trong Quân đội, nhằm thống nhất triển khai tổ chức thực hiện trong toàn quân. Với quyết tâm, trách nhiệm chính trị cao, ngày 23/3/2018 Đảng ủy Học viện Lục quân (HVLQ) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 425-NQ/ĐU “Về lãnh đạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên, học viên ở Học viện Lục quân”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ HVLQ lần thứ XIII đã xác định mục tiêu “Có trên 80% giảng viên đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định”. Để đạt được mục tiêu nghị quyết đề ra, ngoài việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; sự vào cuộc triển khai quyết liệt đồng bộ của chỉ huy các cấp, thì trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở HVLQ đặt ra yêu cầu bức thiết. Trong những năm qua việc giảng dạy ngoại ngữ đã có nhiều đổi mới từ việc lên lớp bằng giáo án điện tử, dạy học bằng trình chiếu trên màn hình (Powerpoint), hiện nay HVLQ quyết liệt triển khai ứng dụng CNTT vào công tác dạy - học ngoại ngữ (cụ thể là bộ môn Tiếng Anh) như:

Một là, đẩy mạnh giờ học tiếng Anh tại các phòng chuyên dùng tại HVLQ nhằm tăng khả năng tương tác đa chiều giữa giảng viên và học viên, giúp học viên vận dụng ngay các kiến thức được học vào thực hành và dễ dàng luyện tập các kỹ năng “Nghe”, “Nói”, “Đọc”, “Viết”.

Giờ học tiếng Anh tại Phòng học chuyên dùng của HVLQ

Hai là, tăng cường xây dựng hệ thống giáo án điện tử và bài giảng điện tử trên trang web “Học tiếng Anh trực tuyến” trên mạng nội bộ của HVLQ. Nếu như giáo án điện tử là một bản thiết kế kế hoạch hoạt động chi tiết của giảng viên khi lên lớp, thì bài giảng điện tử chính là hình thức tổ chức các hoạt động, kế hoạch trong bản thiết kế đó nhằm giúp học viên chủ động hơn trong quá trình học.

Ba là, kho dữ liệu E-learning đang từng bước được xây dựng nhằm số hóa các giáo trình, tài liệu học tập và ngân hàng câu hỏi, kiểm tra đánh giá áp dụng vào giảng dạy và giúp học viên tiếp cận nguồn thông tin dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.

Giảng viên đưa bài giảng điện tử trên trang Web nội bộ

Bốn là, cùng với việc xây dựng hệ thống, giáo án và bài giảng điện tử, việc tăng cường và thí điểm hình thức thi trắc nghiệm tiếng Anh trên máy tính được coi là bước đi quan trọng trong công tác khảo thí và bảo đảm chất lượng đào tạo. Sau khi đăng nhập tài khoản, học viên tiến hành làm bài thi theo thời gian quy định, các đề thi sẽ được đảo ngẫu nhiên nên số lượng đề đa dạng, tránh trùng lặp; học viên sẽ có điểm ngay sau khi tiến hành nộp bài.

Mặc dù trong quá trình ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngoại ngữ còn gặp một số hạn chế, song với việc triển khai quyết liệt việc ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ tại HVLQ bước đầu đã gặt hái được những kết quả nhất định, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phương pháp dạy - học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới xây dựng “nhà trường thông minh”./.


Tác giả: KTHNN. Chu Thị Trang
Tổng số điểm của bài viết là: 218 trong 44 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?