• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 491
Tháng 05 : 16.189
Tháng trước : 60.869
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tác hại khôn lường của chủ nghĩa cá nhân đối với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng hiện nay

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Tuy nhiên hiện nay, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng đang có biểu hiện suy giảm. Một trong những nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây ra sự suy giảm đó là do chủ nghĩa cá nhân.

Khi đề cập đến chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đó là những suy nghĩ, hành động tuyệt đối hóa, chỉ quan tâm, chăm lo đến lợi ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, nó là một thứ vi trùng rất độc đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự vững mạnh, phát triển của các cá nhân, tổ chức. Bản chất chủ nghĩa cá nhân là “việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng”. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đặc biệt quan tâm đến rèn luyện đạo đức cách mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng, để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, nhất thiết phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong  Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương giai đoạn hiện nay | Ban Dân

Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung cũng như từng mặt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói riêng. Đặc biệt, các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII và XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đã được lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Tuy nhiên, chất lượng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn hạn chế”; phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, nội dung, chế độ sinh hoạt cấp ủy, chi bộ chậm đổi mới. Một số cấp uỷ cơ sở chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu; chưa chủ động, kịp thời kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; “mất sức chiến đấu, để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật, giảm niềm tin của nhân dân với Đảng”. Một bộ phận đảng viên năng lực, trình độ, trách nhiệm chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu bản lĩnh chính trị, đấu tranh tự phê bình và phê bình yếu; “tinh thần trách nhiệm, ý chí phấn đấu giảm sút; chưa gương mẫu, sống thực dụng; suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, vi phạm nguyên tắc, kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật”.

Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm nêu trên của tổ chức đảng có cả khách quan, chủ quan. Trong đó, chủ nghĩa cá nhân chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng hiện nay. Cụ thể, chủ nghĩa cá nhân gây ra một số tác hại khôn lường đối với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng như sau:

Thứ nhất, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm năng lực quán triệt, cụ thể hóa và xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của các tổ chức đảng. Việc quán triệt, cụ thể hóa các nhiệm vụ và nghị quyết của cấp trên vào cấp mình nếu bị chi phối bởi chủ nghĩa cá nhân, sẽ dẫn đến việc xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo mang tính chủ quan, cục bộ và các chủ trương, biện pháp lãnh đạo được đề ra cũng chủ yếu là nhằm để phục vụ cho lợi ích của một người hoặc một nhóm người, mà không chú ý đến lợi ích chung của tổ chức.

Thứ hai, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết và công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng. Do chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến việc triển khai các biện pháp tổ chức thực hiện không kịp thời, không có sự thống nhất, dễ dẫn đến nảy sinh mẫu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ; tiến hành công tác kiểm tra, giám sát không kiên quyết, chặt chẽ, dẫn đến các biểu hiện né tránh, không dám xử lý các sai phạm, sợ động chạm đến lợi ích của các cá nhân, lợi ích của nhóm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”.

Thứ ba, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm năng lực sơ, tổng kết, dự báo, đánh giá tình tình của các tổ chức đảng. Việc sơ, tổng kết công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết nếu bị chi phối bởi chủ nghĩa cá nhân sẽ không đảm bảo khách quan, chính xác, dễ dẫn đến tình trạng thổi phồng thành tích, che dấu khuyết điểm, sai phạm, tranh công đổ lỗi, đùn đẩy, không dám chịu trách nhiệm; đồng thời cũng làm cho năng lực dự báo tình hình, khả năng điều chỉnh các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của các tổ chức đảng không kịp thời, khoa học và không sát với thực tiễn nhiệm vụ của đơn vị.

Thứ tư, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm khả năng đấu tranh, khắc phục những biểu hiện tiêu cực, sai trái, những hạn chế, khuyết điểm của tổ chức đảng. Sức chiến đấu của các tổ chức đảng được biểu hiện trước hết ở trình độ giác ngộ, bản lĩnh chính trị trước những diễn biến phức tạp của tình hình nhiệm vụ; khả năng đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, sai trái, những hạn chế khuyết điểm. Chủ nghĩa cá nhân làm cho các tổ chức đảng mất sức đề kháng trước những tác động từ bên ngoài, mất sức chiến đấu với những sai trái, tiêu cực, mất khả năng khắc phục giải quyết các hạn chế, khuyết điểm tồn tại trong tổ chức.

Thứ năm, chủ nghĩa cá nhân làm thoái hóa, biến chất một bộ phận đảng viên trong các tổ chức đảng. Do sa vào chủ nghĩa cá nhân mà cán bộ, đảng viên từng bước suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có những suy nghĩ, hành vi trái với đạo đức cách mạng, xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng, không chịu tu dưỡng, rèn luyện, dẫn đến phạm nhiều sai lầm, làm hại đến Đảng, Nhà nước, dân tộc, nhân dân và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ”.

Chủ nghĩa cá nhân gây ra những tác hại khôn lường đối với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nhất là trong tình hình hiện nay. Vì vậy, việc nhận diện bản chất, tác hại để có biện pháp phòng, chống chủ nghĩa cá nhân của cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đảng là vấn đề cấp thiết, quan trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp./.

H.M.C


Tác giả: CTD. Hồ Mạnh Cường
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?