• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 33
Tháng 01 : 30.212
Tháng trước : 58.940
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, giá trị lịch sử về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta rất cần có hòa bình để xây dựng đất nước. Song, chỉ ba tuần sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 23-9-1945, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp đã nổ ở Nam Bộ. Chính phủ ta đã nhân nhượng và ký với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm cứu vãn tình thế. Nhưng với mưu đồ cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp ngày càng đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh; mọi biện pháp vãn hồi hòa bình đã bị ngáng trở.

Trước những hoạt động trắng trợn của thực dân Pháp, đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người vạch trần dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, khẳng định ý chí quyết tâm của cả dân tộc là: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ . . . Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc đã nhất tề đứng lên kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược.

Lời kêu gọi đồng bào toàn quốc đứng lên chống giặc Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ với hơn 200 từ nhưng rất súc tích cô đọng, thể hiện những tư tưởng lớn, có giá trị sâu sắc. Tác phẩm, bút tích của Người trở thành một trong 5 “Bảo vật Quốc gia” theo Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 01-10-2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chính thức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 78 năm sau Ngày Toàn quốc kháng chiến, đất nước ta đã trải qua nhiều sự kiện chính trị lớn và tiến những bước dài, vững chắc, đất nước độc lập, thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng nhưng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm xưa vẫn khắc sâu trong tâm khảm mỗi người Việt Nam hôm nay. Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là bài học về khơi dậy, tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong bối cảnh cam go, thách thức. Tiếp nối hào khí của bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” thời Lý, “Hịch tướng sĩ” thời Trần, “Bình Ngô đại cáo” thời Lê Sơ, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là một áng hùng văn bất hủ, chứa đựng những giá trị và tư tưởng mang tính thời đại. Những tư tưởng cơ bản đó tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong giai đoạn mới của cách mạng.

Để có thắng lợi vẻ vang ngày hôm nay, Đảng ta và nhân dân ta đã phải vượt qua muôn vàn gian lao, thử thách. Biết bao cán bộ, đảng viên, đồng chí, đồng bào đã hy sinh xương máu, nêu cao khí phách anh hùng của giai cấp tiên phong và của dân tộc, nêu cao lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Những tấm gương chói ngời đó sống mãi với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và muôn đời con cháu mai sau. Ôn lại tinh thần Toàn quốc kháng chiến, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, chúng ta cần tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, thách thức, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tạo tiềm lực to lớn cho đất nước; tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn chặt an ninh nhân dân vững mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch. Không ngừng chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp, dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa nước ta bắt đầu “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”./.

P.C.C


Tác giả: KHCKT. Phạm Chí Công
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?