• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 563
Tháng 05 : 28.283
Tháng trước : 60.869
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nét văn hóa rượu và văn hóa rượu, bia ngày Tết của Khoa Chiến thuật

Rượu được chưng cất từ gạo và kết hợp với thứ men đặc biệt mà hình thành nên. Mà gạo thì từ xưa đến nay đều rất quý, gọi đó là “ngọc thực”, dần dần qua tiếp biến văn hóa, rượu được coi là linh hồn của trời đất, vũ trụ. Có sách còn chỉ ra rằng: rượu đủ có cả tinh - khí - thần, (tinh) là tinh chất từ gạo nếp, (thần) là hơi rượu tỏa trong không khí, (thần) là làm cho thần thái vui vẻ... như dòng chảy nhẹ nhàng, sâu lắng. Hình tượng rượu ngấm dần vào phong tục rồi biểu hiện ra những nét văn hóa rất sinh động trong cuộc sống, con người Việt Nam xưa, nay.

Trong văn hóa của người Việt, có câu “Vô tửu bất thành lễ” (không có rượu không thành lễ); do đó, rượu được dùng vào nhiều sự kiện như tế lễ, cưới hỏi, Tết. Rượu được xem là thứ để con người gần gũi hơn, vui vẻ, nồng nàn hơn. Rượu là thứ thiêng liêng, dân dã mà sang trọng, như Đại thi hào Nguyễn trãi đã viết “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (uống rượu cũng là uống trăng). Đây cũng là một nét “Văn hóa rượu” của người Việt Nam và nếu nói về “Văn hóa rượu” thì Bác Hồ là người văn hóa nhất. Là người biết uống rượu nhưng Bác chỉ dùng rượu là phương tiện giao tiếp cho câu chuyện thêm nồng ấm, đậm đà. Trong thơ tặng đồng chí Trần Canh tại Việt Bắc (năm 1950), Bác chúc vui đồng chí tướng quân say rượu nhưng là cái say sau khi “Chẳng cho tên địch nào thoát”. Như vậy, rượu là hình tượng văn hóa tích cực đáng được tìm hiểu.Nhưng viết về phê phán cái sự say rượu thì ca dao châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay: “Ở đời chẳng biết sợ ai/ Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày”. Dân gian khuyên răn người ta: “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa/ Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”. Bác Hồ đã từng căn dặn “Đồng bào nấu rượu và uống rượu nhiều quá. Lâu lâu uống một chút thì không sao, nhưng uống nhiều thì không tốt” (thời điểm về thăm đồng bào Hòa Bình). Rượu là hiện tượng văn hóa nên phải điều chỉnh, tác động bằng văn hóa. Mà văn hóa thì giáo dục bằng cách nêu gương là tốt nhất: Mỗi cán bộ, đảng viên nêu gương dùng ít rượu, bia; nêu gương tôn trọng sở trường, sở đoản của khách, không cố tình nài ép khách uống để say xỉn cho hả dạ. Tiếp đó, để “ma men” không gây bao khổ đau cho xã hội, các cơ quan hành chính dùng các biện pháp mang tính ngăn chặn, răn đe.

Tết Nguyên Đán Ất Tỵ sắp đến gần, cùng hòa chung với không khí đón tết vui tươi là sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ của cán bộ, giảng viên Khoa Chiến thuật để đạt những thành tích tốt nhất đón chào năm mới. Trong dịp này, đối với Khoa Chiến thuật và cán bộ giảng viên trong Khoa cũng có những buổi lễ, những buổi gặp mặt, những cuộc vui bên gia đình, người thân và bạn bè; hơn hết, trên những bàn ăn, bữa tiệc hầu như không thể thiếu ly bia, chén rượu. Sau những cuộc vui, liên hoan đó là việc tham gia giao thông của mỗi cán bộ, giảng viên. Để những cuộc gặp mặt, buổi liên hoan được vui vẻ, an toàn, Khoa Chiến thuật đã có những quán triệt thông qua sinh hoạt, những lời dặn dò, nhắc nhở nhở của cấp trên dành cho cấp dưới; của đồng chí, đồng đội nhắc nhở nhau hãy nêu cao nhận thức về văn hóa “Uống rượu văn minh” và việc “Nói không với rượu bia khi tham gia giao thông”. “Không lái xe khi đã sử dụng rượu bia” giờ đang trở thành thông điệp quen thuộc tại Khoa Chiến thuật. Tuy nhiên, để từ việc đồng tình ủng hộ, rồi thay đổi hành vi, tiến đến hình thành văn hóa “Uống rượu văn minh”; “Đã uống rượu bia thì không lái xe” cũng cần thời gian và cần sự quán triệt, giáo dục, thường xuyên của lãnh đạo, chỉ huy Khoa. Với những điều đã và đang làm được tại Khoa Chiến thuật chắc chắn rằng Tết Nguyên Đán Ất Tỵ sẽ là một cái tết vui vẻ, đoàn viên và đầm ấm mang lại thông điệp tích cực lan tỏa trong cuộc sống./.


Tác giả: KCT. Nguyễn Tiến Mai
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?