Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 948
Tháng 07 : 49.477
Tháng trước : 67.667
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa Hậu cần - Kỹ thuật 69 năm xây dựng và phát triển (31/5/1955 - 31/5/2024)

Cách đây 69 năm, ngày 31/5/1955 Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh đã ra Nghị định số 301/BQP-TTL thành lập trường học tại chức (Trường trung, cao cấp quân sự) trên cơ sở Trường bổ túc Quân chính trung cấp với nhiệm vụ: “mở các lớp huấn luyện quân sự” để đáp ứng nhiệm vụ mới, Ban Giám đốc Nhà trường quyết định sắp xếp, ổn định lại tổ chức gồm 3 phòng, 5 khoa và 1 tổ giảng viên trực thuộc Phòng Quân sự, trong đó có Khoa Hậu cần - Kỹ thuật. Trải qua 69 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy và chỉ huy Học viện, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và đơn vị bạn, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Khoa đã tiếp bước nhau lập nên nhiều thành tích, tô thắm thêm truyền thống và những trang sử vẻ vang của mình.

Quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, Khoa Hậu cần - Kỹ thuật luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Ban Giám đốc Nhà trường giao cho. Năm 1965, sau 10 năm thành lập, để phù hợp với tình hình cụ thể của Học viện, Khoa Hậu cần đổi tên thành Khoa Hậu phương. Từ năm 1966 đến năm 1975 cùng với sự phát triển và trưởng thành của Học viện, Khoa Hậu phương đã từng bước ổn định tổ chức biên chế, đội ngũ giảng viên được bổ sung, chất lượng được nâng cao, nhiều năm liền Khoa được tặng Giấy khen, Bằng khen vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện. Năm 1976 cùng các cơ quan, đơn vị của Học viện hành quân di chuyển từ Thủ đô Hà Nội vào thành phố Đà Lạt; ngay sau khi đến địa điểm mới Khoa đã nhanh chóng ổn định nơi ăn, ở để tiếp tục giảng dạy. Năm 1987 Học viện ra Quyết định sát nhập Khoa Bảo đảm kỹ thuật và Khoa Hậu phương thành Khoa Hậu cần - Kỹ thuật; tên gọi đó được giữ nguyên cho đến ngày hôm nay.

Nhìn lại chặng đường đã qua, từ ngày đầu mới thành lập, với đội ngũ giảng viên 8 đồng chí, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn… Kết quả huấn luyện, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giảng dạy còn khiêm tốn, nhiều lần chuyển vị trí, đổi tên, sát nhập… nhưng với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của mỗi thành viên trong Khoa, được sự chỉ đạo sát sao của cấp trên, sự hợp tác giúp đỡ của các đơn vị, Khoa đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

69 năm là chặng đường phấn đấu bền bỉ, liên tục, không mệt mỏi, Khoa Hậu cần - Kỹ thuật đã có những đóng góp xứng đáng và tích cực vào bề dày lịch sử của Học viện Lục quân anh hùng. Nhiều cán bộ, giảng viên đã trưởng thành từ Khoa, sau này trở thành tướng lĩnh, giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và đã giữ các cương vị chủ chốt ở một số đơn vị lớn trong Quân đội, như: Đồng chí Thiếu tướng Ngô Đức Nhường, nguyên Phó Tư lệnh phụ trách Hậu cần Quân khu 9; đồng chí Thiếu tướng, giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo nhân dân Đặng Ngọc Giao, nguyên Giám đốc Học viện Hậu cần; đồng chí Đại tá, nhà giáo ưu tú Phạm Toan, nguyên Hiệu trưởng Trường Hậu cần Quân khu 7; đồng chí Đại tá, nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Quý, nguyên Chủ nhiệm Khoa Hậu cần - Kỹ thuật/Học viện Lục quân. Nhiều đồng chí được điều động công tác, có mặt ở các đơn vị trong toàn quân, ở cương vị công tác nào cũng luôn phát huy tốt truyền thống của Khoa, góp phần xây dựng đơn vị, xây dựng Quân đội vững mạnh.

Cán bộ, chỉ huy Khoa Hậu cần – Kỹ thuật qua các thời kỳ

Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, của Quân đội trên tất cả các lĩnh vực khoa Hậu cần - Kỹ thuật đã đạt được những thành tích đáng kể, đội ngũ giảng viên được đào tạo cơ bản, hằng năm bổ sung về Khoa từ nhiều nguồn: Học viện Lục quân, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật Quân sự… tất cả đã trưởng thành về mặt nhận thức, có kinh nghiệm giảng dạy. Chi ủy và chỉ huy Khoa luôn quan tâm bồi dưỡng thống nhất, định hướng trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại Học viện, luôn xác định đội ngũ giảng viên là lực lượng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đào tạo… nên đã có quy hoạch mang tính kế cận và cả lâu dài trên cơ sở từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cùng với nhiều biện pháp tích cực tạo ra nhiều điều kiện và cơ hội để mọi thành viên trong Khoa được học tập, phấn đấu và tham gia vào các chương trình đào tạo, đi thực tế đơn vị… nhằm từng bước bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, thực tiễn cho cán bộ giảng viên, trên cơ sở đó bổ sung làm phong phú bài giảng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo, thực hiện quan điểm “chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị” và cũng tạo điều kiện cho mỗi giảng viên phát triển toàn diện.

Hiện nay trình độ của đội ngũ giảng viên được nâng lên rõ rệt: 100% giảng viên có trình độ đại học, trong đó có 81% sau đại học, 1 giảng viên cao cấp, 6 đồng chí được công nhận Nhà giáo giỏi cấp Bộ Quốc phòng và 56 lượt đồng chí được công nhận Giảng viên giỏi cấp Học viện.

Cùng với nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, Khoa luôn coi trọng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, xem đây là công việc không thể tách rời trong nhiệm vụ trung tâm tại Học viện. Do đó công tác nghiên cứu khoa học ở Khoa được triển khai toàn diện, đồng bộ. Chỉ tính riêng 5 năm trở lại đây (2020-2024) Khoa đã viết, đăng tải 32 bài báo khoa học, biên soạn 25 tài liệu cấp Bộ, 6 đề tài và 10 tài liệu cấp Tổng cục, 147 tài liệu, giáo trình, chuyên đề cấp Học viện và cấp Khoa; xây dựng 252 tưởng định phục vụ huấn luyện; hướng dẫn 23 luận văn thạc sỹ và 74 luận văn đại học đạt kết quả tốt.

Cán bộ, giảng viên Khoa Hậu cần - Kỹ thuật tích cực thông qua tài liệu

Với thành tích mà tập thể Khoa đạt được trong 69 năm qua, đã được Đảng ủy, chỉ huy Học viện ghi nhận và tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen về công tác giáo dục đào tạo, 8 lần được công nhận là đơn vị Quyết thắng, 2 lần được nhận cờ thưởng luân lưu (1977-1978, 2002-2003), 14 lần khen thưởng về nghiên cứu khoa học, 12 lần được tặng bằng khen, giấy khen về thông tin khoa học… 1 đồng chí được công nhận hàm giáo sư, 2 đồng chí được công nhận hàm phó giáo sư; 1 đồng chí được phong tặng Nhà giáo Nhân dân, 2 đồng chí Nhà giáo Ưu tú, 1 đồng chí Giảng viên cao cấp.

Có được thành tích trên, trước hết nhờ có sự quan tâm của Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc qua các thời kỳ, sự lãnh đạo toàn diện của chi ủy chi bộ, sự chỉ huy kiên quyết của các thế hệ cán bộ Khoa, sự giúp đỡ, hiệp đồng công tác có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị bạn, đặc biệt là sự nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, quyết phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ, giảng viên qua các thời kỳ. Các yếu tố đó đã tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào thi đua quyết thắng của Khoa Hậu cần - Kỹ thuật trong suốt 69 năm qua.

Lịch sử hình thành, phát triển của Khoa Hậu cần - Kỹ thuật gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Học viện Lục quân.

Suốt hơn nửa thế kỷ qua, từ những lớp cán bộ quân sự với tính chất ngắn hạn, rồi tiến lên dài hạn đến Học viện Lục quân anh hùng hôm nay, là 1 quá trình liên tục phấn đấu bền bỉ, vượt khó và lao động sáng tạo của lớp lớp các thế hệ cán bộ, giảng viên góp phần vun đắp nên truyền thống vẻ vang của Học viện.

Phấn khởi tự hào với lịch sử vẻ vang và truyền thống tốt đẹp trong hơn nửa thế kỷ qua, nhân kỷ niệm 69 năm ngày thành lập, toàn thể cán bộ giảng viên trong Khoa bày tỏ quyết tâm và nguyện tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng Khoa, xây dựng Học viện ngày càng vững mạnh, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học vươn lên trong thời kỳ mới của Đảng, của đất nước, của Quân đội, xứng đáng với lòng tin cậy của Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện./.

Đ.H.L


Tác giả: KHCKT. Đỗ Hữu Long
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?