Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 860
Tháng 07 : 49.389
Tháng trước : 67.667
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học viện Lục quân với nhiệm vụ vừa huấn luyện, vừa chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam của Tổ quốc

Từ ngày Học viện chuyển vào Đà Lạt, xa các cơ quan của Bộ. Tình hình biên giới ở hai đầu đất nước đang bị chiến tranh tàn phá; cùng với đó, bão lụt, thiên tai đã đẩy tình hình kinh tế đẩt nước vào tình thế khó khăn, vận mệnh của dân tộc đứng trước ngưỡng cửa của lịch sử. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, giáo viên, học viên có gia đình ở phía Bắc, một số đồng chí không yên tâm ở lại Học viện. Trong lúc nhiệm vụ của Học viện ngày càng nặng nề, đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng giảm do bổ sung cho các đơn vị chiến đấu. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu một Học viện song hành 2 nhiệm vụ, vừa huấn luyện, vừa chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam của Tổ quốc.

Do yêu cầu của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước, lực lượng vũ trang ta phát triển mạnh, nhu cầu đào tạo cán bộ chỉ huy ngày càng nhiều, số lượng cán bộ từ các chiến trường, các quân khu, đơn vị về học tăng hơn trước từ 23 đến 24%. Năm học 1979 - 1980, Học viện có 8 giáo viên được đi thực tế ở phía Bắc, 47 học viên đào tạo năm thứ ba đi thực tập tại các đơn vị trên chiến trường Campuchia đang rất nóng bỏng. Phần lớn học viên đi thực tập đã được tham gia chỉ huy chiến đấu, nhiều đồng chí được khen thưởng.

Khi cuộc Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc nổ ra một tuần; chấp hành mệnh lệnh của Bộ, ngày 26 tháng 2 năm 1979, Học viện cử hàng trăm học viên các lớp đào tạo giáo viên chiến thuật vừa tốt nghiệp (V1, V2) và một số cán bộ, giáo viên, tổ chức thành 13 đoàn, hành quân cấp tốc ra Bắc, tăng cường cho các Quân khu 1, 2 và Quân khu Thủ đô. Đoàn đã xuống các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương để giúp các đơn vị huấn luyện, nhất là các đơn vị mới thành lập, nhằm nhanh chóng tham gia chiến đấu. Ngoài ra, các đoàn còn cùng cán bộ các quân khu, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, ban chỉ huy quân sự huyện xây dựng phương án tác chiến, kế hoạch phòng thủ huyện, cụm chiến đấu làng xã và xây dựng trận địa. Một số đồng chí đã trực tiếp tham gia chỉ huy chiến đấu. Sau khi quân địch rút khỏi biên giới, các đoàn trở về Học viện, được các đơn vị tặng Bằng khen.

Theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, ngày 01 tháng 3 năm 1979, học viên các lớp bổ túc được lệnh ra trường trước thời hạn để kịp thời bổ sung cho các đơn vị. Cùng thời gian này, Bộ điều động một số đồng chí, phần lớn là cán bộ chủ trì, giáo viên có kinh nghiệm của Học viện đi tăng cường cho các đơn vị mới thành lập hoặc bổ sung cho một số đơn vị ở phía Bắc.

Mùa khô năm 1984 - 1985, chiến trường Campuchia có những chuyển biến lớn. Theo yêu cầu của bạn, Mặt trận 479 kết hợp với một số đơn vị chủ lực Campuchia tiến công các căn cứ địch dọc biên giới Campuchia - Thái Lan. Mặc dù giáo viên còn thiếu, nhưng theo chỉ thị của Bộ và đề nghị của Tư lệnh Quân khu 7, Học viện đã cử một đoàn cán bộ, giáo viên của các khoa: Chiến thuật binh chủng hợp thành; Trinh sát; Pháo binh; Công binh; Công tác đảng, công tác chính trị và cán bộ của Phòng Nghiên cứu Khoa học quân sự, do Đại tá Nguyễn Hữu Đạt, Chủ nhiệm Khoa Trinh sát làm trưởng đoàn đến Mặt trận 479 tham gia chiến đấu.

Trong lịch sử vẻ vang của Học viện Lục quân hơn 77 năm qua, nếu chúng ta chỉ nói đến Học viện “xây dựng và trưởng thành” mà quyên đi 2 chữ “chiến đấu” thì đó sẽ là một sai sót lớn, có lỗi với lịch sử. Chỉ 2 chữ đó thôi, nhưng đã đánh đổi rất nhiều mồ hôi, xương máu của cán bộ, giảng viên, học viên của Học viện. Vì họ đã cống hiến một phần tuổi thanh xuân, cả những giọt máu quý giá, thấm đẫm lên từng mảnh đất thiêng liêng ở hai đầu của Tổ quốc. Thật nghẹn ngào, nhưng cũng thật tự hào cho lớp lớp thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và hạ sĩ quan, chiến sĩ của Học viện hôm nay và mai sau./.

T.T.T


Tác giả: KCD. Trịnh Tiến Thành
Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?