Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 719
Tháng 07 : 49.248
Tháng trước : 67.667
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bàn về chuyển đổi số trong xây dựng nhà trường thông minh tại Học viện Lục quân

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới của Quân đội gắn với cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần thứ 4. Học viện Lục quân đã và đang tiến hành các bước nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhà trường thông minh trong toàn học viện. Để thực hiện tốt nội dung trên cần thực hiện đồng bộ và có nhiều giải pháp quyết liệt cả về nhân lực và thiết bị. Trong đó, giải quyết vấn đề chuyển đổi số có ý nghĩa lớn chi phối đến tất cả các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, học viên và công tác quản lí giáo dục của các đơn vị trong toàn học viện.

Vậy chuyển đổi số trong xây dựng nhà trường thông minh là gì?

Đó chính là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống Internet vào các hoạt động của nhà trường để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục. Điều này bao gồm cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm của người tham gia đào tạo và người được đào tạo. Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau. Sự kết hợp của công nghệ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong giáo dục gắn với nhà trường cụ thể cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đảm bảo truy cập công bằng đến công nghệ, đào tạo và hỗ trợ cho giảng viên và học viên, và đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số.

Để đảm bảo chuyển đổi số được hiệu quả, cần xây dựng và triển khai chiến lược trong dài hạn. Bởi vì: Chi phí đầu tư là một thách thức không những về phần mềm mà còn cả chi phí vận hành. Hơn nữa, để thực hiện giáo dục trực tuyến, đầu vào phải được số hóa, trong đó quan trọng nhất là học liệu, tài liệu và sách chuyên môn. Dữ liệu người học cũng cần được số hóa để quản lí và đánh giá hiệu quả, do vậy về hạ tầng và trang thiết bị cũng phải được xem xét kĩ lưỡng. Ngoài ra, các vấn đề thách thức về nguồn nhân lực triển khai; thay đổi phương pháp sư phạm và chương trình giảng dạy, bảo mật dữ liệu và các vấn đề pháp lí liên quan cũng tạo ra những khó khăn lớn. Vì vậy, muốn đẩy nhanh qúa trình chuyển đổi số tại học viện ngoài vấn đề nhận thức, lí luận, các tổ chuyên môn trong xây dựng đề án cần đẩy mạnh vai trò tham mưu cho lãnh đạo về đẩy mạnh cơ sở vật chất, đầu tư chất lượng nhân lực, tăng cường ứng dụng công nghệ mới; bên cạnh việc tự thúc đẩy nội bộ, cần liên kết với các doanh nghiệp công nghệ gồm đề xuất các hướng dẫn về chuyên môn, tập huấn cho đội ngũ tiên phong trong xây dựng dữ liệu số và cả các thiết bị; tổ chức tốt các buổi hội thảo trao đổi các nội dung quan trọng về số hóa và chuyển đổi số trong giáo dục áp dụng trong các nhà trường quân đội.

Để xây dựng chuyển đổi số trong nhà trường thông minh, một số nội dung chuyển đổi số mà học viện có thể áp dụng đó là:

Học trực tuyến (E-learning): Các khóa học trực tuyến thông qua nền tảng và công cụ kỹ thuật số, cho phép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi

Giáo trình điện tử: Sáng kiến việc thay thế sách giáo khoa truyền thống bằng giáo trình điện tử, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội dung. Các ứng dụng như Kindle, iBooks, Google Play Books hỗ trợ đọc sách điện tử trên các thiết bị di động.

Phần mềm quản lý học tập: Các hệ thống quản lý học tập để hỗ trợ giáo viên quản lý khóa học, đánh giá và theo dõi tiến độ của học viên một cách dễ dàng và hiệu quả.

Công cụ hợp tác trực tuyến: Sử dụng các ứng dụng chuyên dùng của Quân đội (tương tự như Microsoft Teams, Zoom,...) để giáo viên và học viên tương tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt và hiệu quả.

Ứng dụng hỗ trợ học tập: Các ứng dụng hỗ trợ học tập như Quizlet giúp học viên rèn luyện kỹ năng và kiến thức thông qua các bài tập và hoạt động trực tuyến thú vị.

Trí tuệ nhân tạo và học máy trong giáo dục: Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích dữ liệu học tập, đưa ra gợi ý cá nhân hóa, cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ trợ quá trình học tập của học viên.

Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) vào giáo dục, giúp học viên trải nghiệm môi trường học tập sinh động, tương tác và gần gũi hơn với thực tế.

Những nội dung trên cho thấy rằng yêu cầu về chuyển đổi số trong giáo dục là rất quan trọng thậm chí sẽ mở ra nhiều triển vọng để phát triển. Để đạt được quá trình này, cần có sự đồng lòng và phối hợp nhịp nhàng của các tổ chuyên đề, sự chỉ đạo sắc bén, có trọng điểm của Thủ trưởng học viện, sự quan tâm, chỉ đạo từ Thủ trưởng BQP và sự kết nối, đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ lớn của quân đội. Xây dựng nhà trường thông minh của Học viện sẽ đạt được thành công./.

Đ.X.L


Tác giả: KQC. Đặng Xuân Long
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?