Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.065
Tháng 04 : 67.265
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao cảnh giác, đấu tranh với các thủ đoạn lợi dụng đại dịch Covid-19 để chống phá Việt Nam

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona gây ra được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Từ khi bùng phát dịch bệnh đến nay, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt, lao động và đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của hàng triệu người dân nhiều nước trên thế giới. Tính đến nay (01/03/2021), cơn bão Covid-19 đã quét qua trên 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo trang thống kê toàn cầu worldometers.info, trên toàn thế giới hiện có 109.458.593 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đang nhiễm 25.343.712, chữa khỏi 81.550.519 và 2.412.910 trường hợp tử vong. Trong đó, những quốc gia phát triển, có nền y học hiện đại, như: Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Anh, Ý, Pháp, Đức,… là nước dẫn đầu về số ca nhiễm bệnh và tử vong.

Hiểu rõ tính chất nguy hiểm của dịch bệnh trong điều kiện nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai quyết liệt hàng loạt các chủ trương, biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh, tổ chức giãn cách toàn xã hội; phát động toàn dân nâng cao ý thức phòng dịch, bảo vệ sức khỏe, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của toàn dân, bước đầu Việt Nam đã đẩy lùi đại dịch, tránh được sự tàn phá khủng khiếp do nó gây ra.

Tuy nhiên, Việt Nam có nguy cơ trở thành một điểm nóng dịch bệnh, vì vị trí và dân số. “Nhưng bằng cách sử dụng mô hình chi phí thấp và thực hiện các biện pháp an toàn cơ bản (5K), họ đã có thể ngăn chặn sự lây lan của virus trong vòng vài tháng sau đại dịch”, Business Insider viết:

“Không có quốc gia nào có diện tích hoặc quy mô dân số tương tự có thể khống chế dịch được như Việt Nam (đến nay mới chỉ có hơn 2.448 đang điều trị 533, chữa khỏi 1.876, tử vong 35). Với dân số 102 triệu người, Ai Cập đã ghi nhận hơn 176.000 trường hợp nhiễm coronavirus, theo đại học John Hopkins. Cộng hòa Dân chủ Congo - nằm giữa lục địa châu Phi với dân số 89 triệu người - đã ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc bệnh. Mặc dù có chung đường biên giới với Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh, nhưng câu chuyện thành công của Việt Nam là một điều đáng kể”.

Theo ông Malhotra, Việt Nam có phản ứng chống dịch tốt hơn New Zealand. Ông nói: “Thật vô lý khi so sánh các quốc gia với New Zealand. Chúng tôi có những thách thức lớn hơn nhiều”.

Tuy nhiên, ngay từ khi dịch Covid-19 lan tới nước ta thì những thông tin xấu độc ăn theo dịch bệnh cũng xuất hiện tần suất ngày càng nhiều và tinh vi, với mục đích cuối cùng là gây mất ổn định kinh tế, chính trị, xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng chế độ mà các thế lực thù địch đã theo đuổi từ nhiều năm qua. Những thủ đoạn lợi dụng dịch Covid-19 để chống phá ta thời gian qua rất đa dạng. Đó là, tung lên mạng xã hội những thông tin giả, xuyên tạc về quan điểm, chủ trương, chính sách, các giải pháp và kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam; bới móc đời tư của bệnh nhân Covid-19, suy diễn về lối sống, đạo đức, từ đó kích động người dân không chấp hành các biện pháp phòng dịch, thậm chí chống phá Đảng và Nhà nước vv...

Hiện nay tình hình dịch Covid - 19 đang diễn ra ở một số tỉnh, nhất là tỉnh Hải Dương, tuy nhiên theo báo cáo của các tỉnh cơ bản đã khống chế và dập được dịch. Do đó, việc các thế lực thù địch lợi dụng dịch bệnh để chống phá Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn ra với những chiêu trò cũ, mới đan xen, nhất là trong điều kiện các cấp các ngành đang tập trung quán triệt, nghiên cứu học tâp và tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Vì vậy, nếu coi dịch Covid-19 là giặc thì những kẻ lợi dụng dịch để phá hoại chính là “đồng minh” của đại dịch này. “Đồng minh” của Covid-19 rất đa dạng với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc chính vì vậy để đấu tranh có hiệu quả với chúng, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Một là, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do Đảng và Nhà nước đề ra.

Đây là yếu tố quan trọng để chúng ta chiến thắng dịch bệnh và âm mưu, thủ đoạn của lực lượng phản động. Thực tế vừa qua cho thấy, nhờ có tư tưởng chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” của Đảng, Nhà nước nên các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng truyền thông từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt để thực hiện tốt công tác tuyên truyền; qua đó, tạo được sự đoàn kết, đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân trong phòng, chống dịch Covid-19.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết chiến thắng đại dịch

Để làm thất bại những thủ đoạn đó, cần cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tình hình dịch bệnh, cơ chế nhiễm bệnh, cách phòng, chống hiệu quả nhất tới mọi tầng lớp nhân dân. Các tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tới mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng. Đồng thời, triệt để phát huy vai trò của các cán bộ, đảng viên trong việc động viên con cháu, bà con thôn xóm, khu phố nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, nhất là Luật An ninh mạng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các quy định phòng, chống dịch bệnh của ngành y tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm tuyên truyền để mỗi người tự biết đề cao tinh thần cảnh giác, không nghe, không chia sẻ và làm theo những tin đồn thất thiệt; nhanh chóng báo cho các cơ quan chức năng khi phát hiện nguồn tin sai sự thật hoặc những đối tượng chống phá, gieo rắc tin xấu về “cuộc chiến” chống dịch Covid-19.

24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 báo cáo tình hình chống dịch.

Hai làtuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về công tác tiêm chủng vắc xin theo hướng dẫn của Bộ y tế và thực hiện tốt biện pháp 5k về phòng chống dịch.

Hiện nay Bộ Y tế đang nỗ lực đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin khác để cung cấp đầy đủ vắc xin cho người dân trong năm 2021 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị." Sáng 24/2, chuyến bay mang những liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến chống đại dịch của Việt Nam. Lô hàng gồm 117.600 liều vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên có mặt trong nước. Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca đã được phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam vào đầu tháng 2/2021. Giáo sư Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay: “Những liều vắc xin COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca đã có mặt kịp thời trong lúc cả nước đang ứng phó với đợt bùng phát mới. Chúng tôi sẽ ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng tuyến đầu và các đối tượng theo quy định của Chính phủ. 11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam

Mặc dù vắc xin là niềm hy vọng lớn nhất để đưa cuộc sống trở lại bình thường, thế nhưng Bộ Y tế khẳng định, còn quá sớm để vắc xin sẽ kết thúc đại dịch. Do vậy, Bộ Y tế khuyến cáo người dân vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp y tế cộng đồng, phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện "thông điệp 5K": Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.

Ba là, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách trong đấu tranh phản bác những thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Lịch sử tuyên truyền cho thấy: “Lời nói dối nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ được coi là thật”. Đặc biệt trong điều kiện thông tin bùng nổ như ngày nay, để nhanh chóng vô hiệu hóa tin giả về dịch Covid-19 thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chuyên trách. Trước hết, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện thông tin sai trái, thất thiệt và các đối tượng vi phạm về phòng, chống dịch bệnh, để kịp thời đề ra biện pháp xử lý phù hợp. Cùng với việc yêu cầu các mạng xã hội trong và ngoài nước ngăn chặn, gỡ bỏ các bài viết, video clip, hình ảnh sai sự thật về dịch bệnh, lực lượng chức năng phải khẩn trương có ngay tác phẩm đăng tải trên các loại phương tiện truyền thông để đấu tranh trực diện với thông tin sai trái đó. Dù là bài viết, hình ảnh hay video clip cũng phải bảo đảm tính chân thực, sát thực tiễn, trong sáng, dễ hiểu nhưng vẫn hấp dẫn, định hướng cho người xem phân biệt rõ đúng, sai; qua đó, góp phần đấu tranh hiệu quả với quan điểm sai trái, thù địch, tạo sự đồng thuận của toàn dân trong phòng, chống Covid-19. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, doanh nghiệp cung cấp nền tảng công nghệ số có nhiều người sử dụng, phải thường xuyên khai thác thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng và tích cực bổ sung các tiện ích để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin chính thống về phòng, chống dịch bệnh.

Bốn làkịp thời động viên khen thưởng, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt; những tấm lòng hảo tâm trong “cuộc chiến” chống dịch Covid-19.

 Thực hiện tốt nội dung này, không những chống dịch hiệu quả mà còn tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chống dịch thành công tức là làm tiêu tan âm mưu lợi dụng dịch bệnh của các thế lực thù địch và khi khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường thì bất cứ thế lực nào cũng chịu thất bại. Vừa qua, hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ vất vả trên tuyến đầu chống dịch hoặc những cụ già, em nhỏ tuy chưa dư dả về kinh tế nhưng vẫn tích cực quyên góp vật chất để chống dịch đã thực sự tái hiện lại tinh thần “cử quốc nghênh địch” của nhân Việt Nam trong kháng chiến chống ngoại xâm trước đây. Với tinh thần đó, chúng ta có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù nào, dù chúng có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh tới đâu đi nữa, huống chi đó chỉ là một vài kẻ bạc nhược lại nuôi ảo vọng đoạt quyền. Tiếp tục xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh, các cơ sở kinh doanh thiết bị, vật tư y tế lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, nâng giá nhằm trục lợi cá nhân; các đối tượng truyền bá thông tin xuyên tạc hoặc chủ động làm lây lan dịch bệnh, cố tình cản trở “cuộc chiến” chống Covid-19. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của các đối tượng để xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự một cách tương xứng, theo đúng quy định của pháp luật và nghị định của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tính răn đe, giáo dục.

Virus SARS-CoV-2 gây nên đại dịch Covid-19 rất nguy hiểm, liên tục biến thể, giống như virus “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch tiến hành được ngụy trang khéo léo dưới nhiều hình thức và có môi trường hoạt động rất đa dạng. Vì vậy, thường xuyên cảnh giác, tích cực phòng, chống 2 loại virus này trong thời gian tới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân để bảo đảm duy trì cuộc sống bình yên, tươi đẹp của chúng ta.

N.T.K


Tác giả: CTD. Nguyễn Thanh Kiên
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?