• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 507
Tháng 12 : 42.110
Tháng trước : 51.575
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đấu tranh phản bác hành vi lợi dụng Internet, mạng xã hội, truyền bá những luận điệu xảo trá chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet đã đem lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại toàn cầu; internet và mạng xã hội giúp cho thông tin truyền tải nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, các thế lực phản động thù địch trong và ngoài nước đã và đang triệt để lợi dụng để đưa ra các luận điệu xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Hiện nay, một trong những phương thức hoạt động diễn biến hòa bình phổ biến nhất được các thế lực thù địch, phản động tiến hành đối với Việt Nam là tận dụng mạng internet tiến hành chống phá trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa mà cách thức chủ yếu là truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị; xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo các vấn đề bức xúc trong xã hội; tạo dựng thông tin sai sự thật, nhằm làm nhiễu loạn truyền thông, gây hoài nghi trong quần chúng, từng bước tạo bất ổn trong xã hội tiến tới hình thành các xu hướng phản kháng chống chính quyền Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để phục vụ cho mục đích này, thời gian qua ở nước ngoài các tổ chức phản động lưu vong đã duy trì và lập mới hàng ngàn website, blog, Facebook, Youtobe … gia tăng chiến dịch “chiến tranh tâm lý”; phát động hàng trăm chiến dịch tán phát tin giả, tin sai sự thật trên mạng internet; lợi dụng vỏ bọc “xã hội dân sự”, “phản biện xã hội” để thu thập thông tin, tập hợp lực lượng, thúc đẩy “bất tuân dân sự” ở trong nước. Ngay từ khi Luật An ninh mạng được thông qua, nhiều trang mạng điện tử phản động như: RFA, BBC Tiếng Việt đã đưa tin bóp méo xuyên tạc cho rằng luật này đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư, vi phạm tự do ngôn luận. Mỗi khi chúng ta triển khai ngăn chặn những tin tức sai trái trên môi trường mạng, lập tức các thế lực thù địch rêu rao rằng đây là hình thức kiểm duyệt thông tin, vi phạm quyền được nói cơ bản của con người và chúng kêu gọi người dân đứng lên chống lại sự quản lý, điều hành của Nhà nước, thực tế một số người không đủ thông tin, thiếu hiểu biết đã dễ dàng tin theo và có những phát ngôn chống đối, cản trở việc thi hành luật; các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có chiều hướng phức tạp, ngày càng công khai; tình trạng  đăng tải, chia sẻ thông tin nội bộ chưa được kiểm chứng diễn ra phổ biến trên không gia mạng gây dư luận xấu.

Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, nhằm tránh bị lợi dụng gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định được quy định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng và tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài …”; Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin …” và thực tế các hoạt động trao đổi thông tin trên internet và mạng xã hội diễn ra hết sức sôi nổi. Theo thống kê của năm 2022, Việt Nam là một trong số những quốc gia có số lượng người sử dụng internet cao nhất trên thế giới với 72,1 triệu người Việt sử dụng internet; số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone 94,2 triệu, riêng số người dùng mạng xã hội hiện nay có 76,95 triệu người, tương đương với 78,1% dân số.

Tuy nhiên, khi internet và mạng xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt thì không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới đều phải đối diện với những thách thức đến từ sự phức tạp, khó kiểm soát.

Theo thông tin từ Bộ Công an, từ đầu năm 2022 đến nay Bộ Công an đã khởi tố và điều tra 572 vụ án liên quan đến việc tung tin sai sự thật trên internet và các trang mạng xã hội, đã khởi tố 63 vụ với 68 bị can, xử phạt hành chính 955 đối tượng, gọi, hỏi răn đe và 1.500 đối tượng. Đó là minh chứng cho những nỗ lực của lực lượng an ninh mạng trong việc bảo vệ người dân khỏi những thông tin giả, xấu độc, những thông tin xuyên tạc, kích động từ các đối tượng phản động thù địch, cơ hội chính trị.

Nhận thức rõ những nguy cơ lợi dụng tự do trên không gian mạng đe dọa đến an ninh quốc gia, nhiều nước trên thế giới cũng triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn những thông tin được phép đăng tải trên mạng xã hội, hạn chế tối đa sự lan tràn, phát tán những thông tin giả mạo và độc hại. Tại Mỹ sự giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua các án lệ của các Tòa án; đặc biệt là Tòa án tối cao Hoa Kỳ cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn mang tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn mà không bị xem là vi hiến. Ngoài ra, nhiều nước Châu Âu khác cũng đưa ra những quy định với hình phạt cụ thể trong vấn đề này nhằm chống lại mọi hình thức tuyên truyền kích động; tiến hành xử lý hình sự đối với những phát ngôn thù ghét và kích động. Bên cạnh đó, trong nỗ lực chung, nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn thù địch, tiêu cực trên internet, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên Internet với sự cam kết đảm bảo sự tiếp cận nhanh chóng, dán nhãn và gỡ bỏ các phát ngôn thù địch hay các nội dung bất hợp pháp trên các nền tảng mạng xã hội của các doanh nghiệp mạng trên thế giới như: Google, Facebook, YouTube, Twitter, Microsof và TikTok.

Như vậy, có thể khẳng định rằng bất cứ chế độ chính trị nào cũng không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối, các quốc gia đều có quy định xử lý hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để xâm phạm quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Việc đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu bất chấp luân lý, đạo đức và luật pháp.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, có thể khẳng định, lực lượng 47 và đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên Học viện Lục quân là lực lượng nòng cốt, trực tiếp thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ này. Qua đó, Học viện Lục quân rút ra một số giải pháp chủ yếu như sau:

Một là, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh và trách nhiệm chính trị cho lực lượng 47 và đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên trong tham gia, sử dụng, khai thác Internet và mạng xã hội.

Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính trị viên (bí thư), người chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức lực lượng 47 và cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng.

Ba là, thường xuyên quán triệt cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên nắm chắc và thực hiện nghiêm các quy chế, quy định trong khai thác, sử dụng Internet và mạng xã hội.

Bốn là, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của lực lượng 47 và đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

          Năm là, thường xuyên thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với lực lượng 47 và đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên có thành tích tốt trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng./.

Nguồn:

- Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946;

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

- Luật An ninh mạng 2018;

- Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng;

- Chỉ thị số 15-CT/TTg ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới;

- Báo điện tử vtv.vn số ra ngày 23/6/2020;

- Cổng thông tin điện tử Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk, số ra ngày 08/12/2022;

- Tạp chí Nghiên cứu lập pháp của Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ quốc hội, số ra ngày 20/3/2023;

- Diễn đàn văn nghệ Công an nhân dân Oline, số ra ngày 21/7/2022;

- Truyền hình Việt Nam, Quốc phòng an ninh, an ninh nhân dân …


Tác giả: TTQP. Đặng Quốc Hưng
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?