Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.392
Tháng 04 : 47.923
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mất 40 năm, Trung Quốc vẫn không chế được súng bắn tỉa Liên Xô

Trong khi nhiều người Mỹ chỉ quan tâm tới các thế hệ súng chính xác mới của Nga cũng như chiến thuật của họ, người Trung Quốc cũng đã có những bước tiến đáng kể trong thiết kế, chế tạo súng bắn tỉa.

Trong những năm 1980, người Trung Quốc hầu như sử dụng vũ khí giống Liên Xô. Ngày nay, họ sử dụng hệ thống súng tương đối khác, trong đó có những loại dùng chung cỡ đạn tiêu chuẩn của NATO. Mặc dù xuất phát trên nền tảng súng bắn tỉa Liên Xô, các nhà thiết kế vũ khí Trung Quốc đã rẽ sang một nhánh khác, do sự khác biệt trong học thuyết quân sự.

Theo WIB, quân đội Liên Xô sử dụng súng bắn tỉa Dragunov SVD, khẩu súng cỡ nòng 7,62mm với băng đạn 10 viên, tầm bắn hiệu quả 800m. Trung Quốc dựa trên khẩu SVD được cho là lấy được trong cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979, chế ra khẩu Type 79, sau này lại cải tiến tiếp thành khẩu Type 85. Những khẩu súng này được sản xuất đi kèm với ống ngắm PSO-1 4X do Liên Xô thiết kế.

Mat 40 nam, Trung Quoc van khong che duoc sung ban tia Lien Xo
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc với súng trường bắn tỉa Type-79.
 

Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ gặp vấn đề khi sao chép súng SVD bởi ngành công nghiệp chế tạo súng của họ chưa thực sự lớn mạnh. Ống ngắm sao chép PSO-1 ở những phiên bản đầu không phù hợp với độ giật của loại súng cỡ đạn 7,62x54 và các vấn đề liên quan đến chất lượng luyện kim của kim hỏa (cụ thể là kim hỏa của súng Type 79 rất dễ bị gãy). Theo một số nguồn tin trong quân đội Trung Quốc, vấn đề này đã được sửa chữa với phiên bản Type 85.

Vấn đề chủ chốt với hai dòng Type 79 và Type 85 là thiếu loại đạn phù hợp. Nga sản xuất loại đạn đặc biệt 7,62x54 dành riêng cho súng SVD gọi là đạn 7N1 và sau này là đạn 7N14. Trung Quốc không phát triển loại đạn này và đơn giản là dùng đạn súng máy chung cho súng Type 79 và Type 85. Hậu quả là độ chính xác dưới mức trung bình.

Chưa rõ vì sao Trung Quốc không sản xuất đạn riêng cho súng bắn tỉa, nhưng có lẽ là do trong quân đội rất ít dùng loại đạn cỡ 7,62x54. Thêm vào đó, việc quân đội Trung Quốc muốn sản xuất một loại đạn cỡ trung trong những năm 1980 khiến chuyện thiết kế một loại đạn riêng cho súng bắn tỉa trở thành gánh nặng không cần thiết.

Thiếu xạ thủ và súng bắn tỉa cũng khiến người Trung Quốc ít có động lực sản xuất loại đạn dành riêng cho súng bắn tỉa và do vậy, hai loại súng Type 79 và Type 85 không được phổ biến rộng rãi trong quân đội. Chỉ có một số đơn vị đặc biệt, cảnh sát và vệ sỹ được cung cấp các loại súng này.

​​​​​​​Trong khi quân đội Nga tiếp tục sử dụng súng SVD, coi đây là súng bắn tỉa chủ lực, trong những năm 1990, Trung Quốc đã phát triển một dòng súng thay thế gọi là QBU-88 hay còn gọi là Type 88. Khác biệt chủ chốt là súng sử dụng đạn 5,8mm, giống đạn dùng cho súng máy. Loại đạn này được cho là tốt hơn loại đạn 7,62mm trong kho của Trung Quốc, vì vậy một khẩu súng đặc biệt dùng đạn 5,8mm được phát triển cho mục đích bắn tỉa.

Mat 40 nam, Trung Quoc van khong che duoc sung ban tia Lien Xo-Hinh-2
Type 88, súng trường bắn tỉa tiêu chuẩn của lính bắn tỉa Trung Quốc hiện tại.
 

Thiết kế của súng bắn tỉa Type 88 tương đối hiện đại. Bộ khóa nòng và hộp đạn đều được lắp phía sau cò súng hay nói cách khác là ở ngay sát mặt của xạ thủ khi ngắm bắn. Thiết kế này giúp cho hộp khóa nòng và báng súng nhập làm một, vì thế nó không cần tốn không gian để phải có báng súng dài như các thiết kế thông thường. Độ xuyên phá và mức độ chính xác, theo quân đội Trung Quốc, cao hơn Type 85. Nhưng thiết kế chân đỡ gắn trực tiếp vào nòng súng nên khi sử dụng làm giảm độ chính xác. Thêm vào đó, thiết kế khóa nòng ở phía sau nên xạ thủ phải luồn tay đỡ súng qua băng đạn ngược về phía sau mỗi khi thao tác, rất rắc rối và đương nhiên là mất thời gian hơn.

Theo Anh Minh/Tiền Phong


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?