Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 154
Tháng 03 : 66.490
Tháng trước : 35.349
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số kinh nghiệm rút ra trong lãnh đạo tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận của Khoa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đấu tranh tư tưởng, lý luận nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay là vấn đề hệ trọng, đang diễn ra ngày càng quyết liệt, phức tạp, là mặt trận nóng bỏng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên nói chung. Trong thời gian qua, cấp ủy, chỉ huy khoa Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn xác định nhiệm vụ tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, góp phần xây dựng Học viện Lục quân vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu” trong thời kỳ mới.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chỉ huy Khoa trong thời gian qua đã mang lại những kết quả thiết thực, trực tiếp góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Thông qua quá trình lãnh đạo, đôn đốc cán bộ, giảng viên trong Khoa tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm

Một là, luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận

Cấp ủy, chỉ huy Khoa luôn quán triệt và nhận thức rõ: tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận nhằm vạch trần bản chất phản khoa học, phản động về chính trị của các luận thuyết, các trào lưu, khuynh hướng tư tưởng tư sản, của các thế lực phản động, các lực lượng cơ hội, xét lại, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nền tảng chính trị - xã hội của chế độ xã hội chủ nghĩa. Là một trong những nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn nói riêng.

Trong Nghị quyết của Chi bộ Khoa hằng tháng đều xác định rõ, tham gia thực hiện đấu tranh tư tưởng, lý luận là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của cán bộ, giảng viên đối với công tác xây dựng Đảng và là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên hng năm. Cấp ủy, chỉ huy Khoa, các đồng chí chủ nhiệm bộ môn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cụ thể tham gia nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận đến từng giảng viên; xác định biện pháp cụ thể, đề xuất phương hướng, xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện trong từng thời gian cụ thể, phù hợp với thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học của khoa. Trong đó, xác định cụ thể về số lượng bài viết, yêu cầu về chất lượng, thời gian gửi bài viết lên cơ quan chính trị nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và động viên mọi giảng viên tích cực trong tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng lý luận.

Cấp ủy, chỉ huy Khoa luôn định hướng rõ: mỗi bài viết phải đảm bảo được tính chính trị, tính tư tưởng, đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, với các bài viết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch cần có các luận cứ, luận chứng rõ ràng, vừa đảm bảo tính thuyết phục trong đấu tranh, phản bác, đồng thời nâng cao hiệu quả tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng trong toàn Học viện hiểu rõ quan điểm, chủ trương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao cảnh giác, tích cực phản bác các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch.

Thông qua quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận, trình độ, năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong khoa được nâng cao. Nhiều bài viết có chất lượng, có cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, văn phong sắc bén, lập luận chặt chẽ, lập trường, quan điểm vững vàng, thái độ khách quan, khoa học nên có tính thuyết phục cao, làm tăng tính hiệu quả đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận.

Hai là, triển khai tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú

Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng ủy cấp trên, hướng dẫn của cơ quan chính trị về đấu tranh tư tưởng lý luận, cấp ủy, chỉ huy Khoa đã tích cực, chủ động tổ chức sinh hoạt quán triệt, định hướng các hoạt động tham gia đấu tranh với nhiều nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với tính chất, đặc điểm và điều kiện giảng dạy của khoa. Cấp ủy, chỉ huy khoa đã chủ động định hướng lồng ghép các nội dung đấu tranh tư tưởng, lý luận vào trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, dưới các hình thức cụ thể, như: nghiên cứu đề tài khoa học, viết tài liệu, chuyên đề, viết báo khoa học, hội thảo khoa học, viết bài gửi trang thông tin điện tử Học viện, tham gia trả lời phỏng vấn trên Chương trình truyền hình Quốc phòng Việt Nam...

Cấp ủy, chỉ huy Khoa luôn động viên, khuyến khích cán bộ, giảng viên tích cực viết các bài báo khoa học đăng trên các báo và tạp chí trong và ngoài Học viện với các nội dung đấu tranh phê phán, phản bác các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Trước những diễn biến mới của cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận và sự gia tăng chống phá của các thế lực thù địch. Phát huy những kết quả tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận trong thời gian qua, cấp ủy, Chỉ huy khoa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, mở rộng nội dung, hình thức tham gia đấu tranh, ngoài tham gia nghiên cứu đề tài, viết giáo trình, tài liệu, khoa còn chủ động điều chỉnh lịch huấn luyện phù hợp với thực tiễn giảng dạy để mọi cán bộ, giảng viên có điều kiện tham dự nghe nói chuyện chuyên đề khi Học viện tổ chức, đây là nguồn thông tin hết sức phong phú, đa dạng, sát thực tiễn, là nguồn bổ sung nội dung quý giá cho quá trình tham khảo, viết bài tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận.

Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ các khâu, các bước thẩm định nội dung đấu tranh, đề cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng viên. Luôn quan tâm từ xác định nội dung, hình thức, kế hoạch thời gian, giao cụ thể cho cán bộ, giảng viên thực hiện nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng người, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tổ khoa học của khoa hoạt động thường xuyên, đúng nguyên tắc, thông qua đề cương, đánh giá, đóng góp nội dung đề tài, giáo trình, tài liệu, chuyên đề, nội dung bài báo khoa học với quy trình chặt chẽ, lấy chất lượng, hiệu quả là mục tiêu hàng đầu. Đồng thời, cấp ủy, chỉ huy Khoa thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên kịp thời các đồng chí tham gia lực lượng 47 tích cực viết bài, thường xuyên đăng tải các video clip có nội dung đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

Ba là, chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, đảm bảo điều kiện vật chất cho tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng lý luận

Đây là bài học kinh nghiệm hết sức quan trọng đối với thực tiễn tổ chức tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng lý luận ở Khoa. Việc bồi dưỡng nguồn nhân lực, đảm bảo điều kiện vật chất cho tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận luôn có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận của khoa.

Trong điều kiện số lượng cán bộ, giảng viên thiếu so với nhu cầu thực tiễn, chất lượng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, giảng viên không đồng đều, triển khai tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, khoa đã chủ động, thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Cấp ủy, chỉ huy Khoa đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác bồi dưỡng, phân công lực lượng giúp đỡ lẫn nhau, giao nhiệm vụ phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên đi học nâng cao trình độ và đáp ứng ngày càng tốt hơn các điều kiện về vật chất và tinh thần cho cán bộ, giảng viên. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Khoa luôn yên tâm công tác, mong muốn được cống hiến tài năng, trí tuệ, công sức của mình cho Khoa, góp phần xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu.

Một số kinh nghiệm rút ra trong lãnh đạo, chỉ đạo tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng lý luận ở khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thời gian qua có ý nghĩa sâu sắc về công tác xây dựng đảng, quyết định trực tiếp đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Khoa. Thực tế cho thấy, khi nào, nhiệm vụ nào được sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy, chỉ huy Khoa thì khi đó, nhiệm vụ đó đạt được kết quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới để xây dựng Khoa vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, cấp ủy, chỉ huy Khoa phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ trong mọi nhiệm vụ được giao, góp phần phát huy truyền thống của Học viện Lục quân anh hùng./.

N.Q.D


Tác giả: KMLNTTHCM. Nguyễn Quốc Duy
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?