Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 499
Tháng 07 : 49.028
Tháng trước : 67.667
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vai trò ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam ở Học viện Lục quân

Sách là kho tàng tri thức, là tài sản tinh thần vô giá của nhân loại; việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng kiến thức, mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Ngoài ra sách còn giúp ta bổ sung kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mở rộng tầm hiểu biết và định hướng, phát triển tư duy, rèn luyện khả năng suy luận, phân tích và đánh giá, tăng vốn từ vựng và cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ của người đọc.

Cách đây hơn 80 năm, tại Tây Ban Nha vào ngày 23/4 được chọn là “Ngày hội đọc sách”, sau đó được lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi dưới nhiều hình thức khác nhau. Năm 1995, tổ chức UNESCO đã chính thức chọn ngày 23 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Bản quyền thế giới.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc đọc sách; Bác là một tấm gương sáng về đọc sách, Người chỉ rõ: “Bất luận làm việc gì cũng cần phải đọc”. Lời dạy của Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc sách đối với sự phát triển trí tuệ con người. Đặc biệt, trong giáo dục - đào tạo, việc đọc sách sẽ trực tiếp góp phần vào quá trình trang bị tri thức, xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhân cách người học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Ngày 24/2/2014, Chính phủ Nước ta đã quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam; để đưa văn hóa đọc phát triển lên tầm cao mới, phù hợp điều kiện mới, ngày 04/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc tổ chức “Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam” thay “Ngày Sách Việt Nam” trước đây và vẫn được tổ chức vào ngày 21/4 hằng năm, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Đây còn là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Với Học viện Lục quân, đọc sách là một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã có nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa, trong đó có hoạt động thư viện. Hệ thống thư viện, phòng đọc được xây dựng và nâng cấp ngày càng khang trang, hiện đại; quá trình thực hiện luôn bám sát tình hình nhiệm vụ của Học viện, triển khai toàn diện hiệu quả trên các mặt công tác; nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức phục vụ bạn đọc thường xuyên đổi mới, thuận tiện cho cán bộ, giảng viên, học viên đến nghiên cứu, học tập.

 

Cán bộ, học viện Học viện tham quan trưng bày sách tại Thư viện, tháng 4/2023

Với hàng trăm nghìn đầu sách, giáo trình, tài liệu; nhiều thể loại phong phú như lịch sử, văn hóa, khoa học, xã hội, văn học nghệ thuật và tài liệu, giáo trình nghiên cứu lịch sử quân sự trong nước và trên thế giới. Các sách, tài liệu đã được số hóa, phục vụ thiết thực cho hoạt động học tập, giảng dạy; nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên của Học viện. Thư viện hoạt động liên tục trong tuần, đội ngũ cán bộ, nhân viên không ngừng học tập, nắm chắc chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm, thái độ phục vụ tốt, kịp thời hướng dẫn phục vụ độc giả đến tìm đọc, tra cứu thông tin; hằng năm Phòng Thông tin Khoa học quân sự đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, hướng dẫn học viên thực hiện các quy định và phương pháp tra cứu, tìm kiếm thông tin. 

Nhân viên Thư viện trao đổi và giới thiệu sách cho các độc giả

Cùng với Thư viện Khu A, Khu B, hệ thống sách, báo, tạp chí, tài liệu, tủ sách pháp luật tại các hệ được bổ sung, cập nhật thường xuyên đáp ứng nhu cầu đọc, tìm hiểu của cán bộ, học viên. Phong trào đọc sách ở Học viện được cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên thực hiện có nền nếp từ việc nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản hướng dẫn của trên… đến nội quy nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, tác phẩm văn học nghệ thuật. Thông qua nghiên cứu tài liệu để bổ sung, cập nhật thông tin, làm sâu sắc thêm kiến thức.

Tuy nhiên, việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu của một số ít đồng chí chưa thành nhu cầu tự thân, tự giác, chưa trở thành nền nếp và được xây dựng kế hoạch thường xuyên, mà mang tính chất thụ động; động lực, nhu cầu có nhưng kỹ năng và phương pháp đọc còn hạn chế. Vì vậy, để tiếp tục phát huy văn hóa đọc trong môi trường sư phạm quân sự, cùng với sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, của cấp ủy, chỉ huy các cấp, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam 21/4 trong toàn quân; qua đó mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên Học viện cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của sách và văn hóa đọc; tích cực, tự giác rèn luyện cho mình thói quen đọc sách. Thông qua đọc sách, mỗi quân nhân không ngừng trau dồi và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những giá trị truyền thống tốt đẹp, văn hóa hiếu học của dân tộc.

Đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực tự giác của mỗi độc giả, chuẩn bị tâm thế chu đáo, sắp xếp kế hoạch cá nhân khoa học để thực hiện mục đích nghiên cứu, có phương pháp đọc, nghiên cứu phù hợp hiệu quả; quá trình thực hiện cần chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, bộ phận phục vụ để kho sách, tài liệu nghiên cứu tại Thư viện của Học viện cũng như tủ sách của các đơn vị ngày càng có hiệu quả; thường xuyên trau dồi văn hóa đọc trở thành nét đẹp, nhu cầu tự thân của mỗi quân nhân; góp phần xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh, xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu./.

N.H.S


Tác giả: HSDH. Nguyễn Hồng Sinh
Tổng số điểm của bài viết là: 150 trong 34 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?