Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.151
Tháng 03 : 67.487
Tháng trước : 35.349
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một vài suy nghĩ về đổi mới công tác giáo dục, đào tạo ở Học viện Lục quân hiện nay

Lâu nay, xã hội bàn nhiều về vấn đề cải cách giáo dục: cải cách những gì, cải cách như thế nào và bắt đầu từ khâu nào. Nhiều ý kiến hay, nhiều giải pháp tốt, rất đáng quan tâm đã được đưa ra. Nhưng có một vấn đề, có thể xem là cái gốc, là cốt lõi cho sự phát triển lâu bền của nền giáo dục ít được nhắc đến, đó là cải cách sư phạm. Cải cách sư phạm chính là chấn hưng giáo dục để có sản phẩm giáo dục thực chất - con người đáp ứng yêu cầu của xã hội và thời đại.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai giảng năm học 2017-2018 của Học viện Lục quân

Cải cách giáo dục có sáng tạo thế nào đi chăng nữa, vẫn phải xoay quanh chuyện dạy và chuyện học. Nội hàm trong dạy và học không chỉ là chữ nghĩa, kiến thức, mà cả nhân cách, tư chất, thể chất. Dạy tốt và học tốt như thế nào và bằng cách nào là câu chuyện hàng ngày, câu chuyện quanh năm, câu chuyện lâu dài của người thầy, của học trò, của ngành giáo dục và của toàn xã hội. Cải cách sư phạm hiện nay chính là trở lại với những nguyên lý giáo dục và những bước đi, việc làm cụ thể mà chúng ta đã từng thực hiện từ mấy chục năm trước, nay bổ sung, nâng cao thêm một bước cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Học viện Lục quân trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Học viện không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đã đào tạo hàng vạn cán bộ chỉ huy - tham mưu trung, cao cấp binh chủng hợp thành, cán bộ quân sự địa phương, các binh chủng chuyên ngành và cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cho toàn quân. Đồng thời, còn đào tạo hàng ngàn cán bộ chỉ huy - tham mưu, giảng viên quân sự, sau đại học cho quân đội quốc tế. Đó là những kết quả đáng khích lệ trong công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện. Hơn nửa thế kỷ qua phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt”, “Thầy ra thầy, trò ra trò; luôn là khẩu hiệu hành động của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên của Học viện.

Thầy và trò, dạy và học luôn là vấn đề trung tâm, cốt lõi của công tác giáo dục, đào tạo. Chỉ tập trung suy nghĩ chừng ấy thôi sẽ thấy có biết bao việc phải triển khai, có bao điều cần phải bàn tới. Chất lượng giáo dục, đào tạo là sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản là người dạy; người học và công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Vì vậy phải quan tâm, đổi mới cả ba yếu tố đó.

 Thứ nhất, nâng cao chất lượng, vị thế người thầy: Đây là giải pháp mang tính quy luật. Bởi muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Trong giáo dục, đào tạo về mặt truyền đạt kiến thức, người thầy đóng vai trò chủ đạo. Về mặt hình thành nhân cách, người thầy là tấm gương. Thầy nào trò đó. Tâm thế người thầy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và tâm lý xã hội. Trong dạy và học có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, trong đó người dạy giữ vị trí quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, lối sống của người dạy có tác động rất lớn đến người học, họ là tấm gương phản chiếu trực tiếp đến nhận thức của người học. Vì vậy Học viện cần phải lựa chọn và xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong sáng, phải gương mẫu trong hành động, nói đi đôi với làm, tâm huyết với nghề nghiệp; có trình độ và kiến thức thực tiễn sâu rộng, có năng lực sư phạm và khả năng nghiên cứu khoa học tốt.

Cải cách sư phạm phải nói đến một nhân tố quan trọng của người thầy đó là Phương pháp sư phạm. Đây là thành tố năng động của quá trình dạy học, có tác động mạnh mẽ đến tính tích cực nhận thức của người học. Vì vậy, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên là thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Trong giảng dạy, một trong những phương pháp có hiệu quả là người giảng viên phải biết khơi dậy và phát huy tính tích cực của người học. Đây là vấn đề trọng tâm, thể hiện bản chất của dạy học tích cực. Để thực hiện tốt phương pháp này giảng viên phải sử dụng phương pháp “nêu vấn đề”, phải đặt ra các câu hỏi và yêu cầu người học phải tìm tòi suy nghĩ, giải đáp. Phương pháp này sẽ gây hứng thú cho người học, phương pháp này đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức sâu rộng cả lý luận và thực tiễn. Nội dung câu hỏi đặt ra không quá dễ hoặc quá khó đối với người học.

Thứ hai, phát huy tính năng động, sáng tạo của người học: Người học là đối tượng của quá trình giáo dục, đồng thời là chủ thể của hoạt động nhận thức trong quá trình giáo dục đó. Đổi mới giáo dục, đào tạo phải thực hiện đồng bộ và phối hợp một cách hài hòa giữa cách dạy và cách học, giữa phương pháp dạy và phương pháp học. Người học với vai trò là trung tâm của quá trình giáo dục, đào tạo, phải thường xuyên tìm tòi nghiên cứu, không thụ động, luôn phát huy tính năng động sáng tạo của mình trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, tìm ra phương pháp tự học một cách hiệu quả nhất. Một vấn đề quan trọng nữa là, quá trình dạy học phải có cơ chế để  người học đóng góp kinh nghiệm của mình vào nội dung huấn luyện.

Ở Học viện Lục quân, đối tượng đào tạo khá đa dạng. Học viên về Học viện học tập đều trải qua những cương vị cán bộ chỉ huy quản lý từ cấp tiểu đoàn đến trung đoàn và tương đương với kinh nghiệm thực tiễn rất phong phú và đa dạng. Quá trình học tập tại Học viện, nếu biết cách tổ chức, họ có thể trao đổi đóng góp những kinh nghiệm quý báu bổ sung vào nội dung bài giảng ở Học viện. Trên cơ sở tiếp thu, lĩnh hội kiến thức từ người thầy, Học viện cần phải có cơ chế cho học viên đánh giá chất lượng giảng dạy cũng như nhân cách của người thầy thông qua quá trình dạy học

 Thứ ba, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo: Kiểm tra, đánh giá kết quả là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Yêu cầu của đánh giá kết quả là phải bảo đảm tính khách quan thì mới tạo ra động lực cho người học. Chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá là phát hiện kết quả của quá trình dạy và học trên cơ sở đó đề ra các biện pháp củng cố, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống kiến thức một cách thường xuyên. Để kích thích tính tích cực, sáng tạo của người học thì phương pháp ra các đề thi, kiểm tra phải mang tính định hướng và gợi mở, nghĩa là từ kiến thức lý luận đã học vận dụng vào xem xét, giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay. Phương pháp này đòi hỏi người thầy phải có kiến thức thực tiễn sâu rộng, người học trình bầy phải mang tính tổng hợp, sáng tạo, không phải học thuộc lòng.

Cải cách sư phạm là công việc thường xuyên, là nhiệm vụ trọng tâm của Học viện, là biện pháp tổ chức cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học, là đổi mới giáo dục, đào tạo để có sản phẩm giáo dục thực chất, tạo ra những con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội ta hiện nay. Công việc này đòi hỏi dài lâu, như sự nghiệp trăm năm trồng người.

 


Tác giả: KMLNTTHCM. Đinh Xuân Thủy
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?