Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 54
Tháng 04 : 72.837
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tấm gương một nhà giáo mẫu mực

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”; “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không được đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”. Đội ngũ nhà giáo ở các nhà trường Quân đội nói chung, ở Học viện Lục quân nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện.

Học viện Lục quân là một trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự lớn, có uy tín của Quân đội. Trải qua hơn 76 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Học viện đã có sự lớn mạnh về mọi mặt; đã đào tạo ra đội ngũ cán bộ quân sự có chất lượng, góp phần quan trọng trong hai cuộc kháng chiến trước đây, trong sự nghiệp xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo là lớp lớp các thế hệ cán bộ, giảng viên, những người đã và đang miệt mài cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Một trong số đó là thầy giáo, Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Đình Phương, giảng viên Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.  

Với gần 60 năm tuổi đời và hơn 40 năm tuổi quân, thầy Nguyễn Đình Phương đã có 30 năm gắn bó với nghề giáo dưới mái trường Học viện Lục quân Anh hùng. Từ lúc chập chững bước vào nghề cho đến những ngày tháng sắp rời xa mái trường, mái tóc đã pha sương, Thầy vẫn luôn tận tụy, tâm huyết với nghề. Với Thầy, những giờ lên lớp không chỉ là quá trình truyền thụ tri thức mà phải thực sự là người truyền cảm hứng học tập và nghiên cứu cho người học, do vậy, Thầy luôn tích cực nghiên cứu, sử dụng trang thiết bị dạy học một cách khoa học để đem đến cho học viên những tiết học sinh động, giàu tính trực quan, gắn lý luận với thực tiễn, nhà trường với đơn vị, đảm bảo tính tư tưởng, khoa học trong từng bài giảng.

Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Đình Phương thực hành giảng mẫu

Không chỉ chú trọng truyền thụ tri thức, Thầy còn quan tâm đến bồi dưỡng nhân cách cho người học và thầy luôn tâm niệm: Phẩm chất đạo đức mô phạm, chuẩn mực, đời tư trong sáng của giáo viên là tấm gương sáng trong giáo dục nhân cách cho học viên. Đạo đức chân chính của người thầy sẽ cảm hóa các thế hệ học viên, định hướng họ, khích lệ họ vươn tới những giá trị cao cả của cuộc sống. Chính vì vậy, thông qua mỗi giờ giảng, Thầy luôn chú trọng bồi dưỡng, xây dựng ý thức kỷ luật, lối sống trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, đạo đức trong sáng cho mỗi học viên. Những lời dạy bảo ân cần, nghiêm khắc nhưng đầy tình yêu thương của Thầy đã thấm sâu trong mỗi học viên, trở thành hành trang quý giá để họ thêm trưởng thành, vững bước trên con đường quân ngũ.

Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, Thầy Nguyễn Đình Phương luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ của Khoa. Bằng các hoạt động như thông qua bài giảng mới, giảng thử, giảng mẫu, trao đổi học thuật, sinh hoạt khoa học, Thầy luôn thẳng thắn đóng góp ý kiến, chỉ ra những điểm hạn chế cho đội ngũ giảng viên trẻ trong Khoa. Những bài giảng đầy tính mô phạm của Thầy là bài học thực tiễn sâu sắc để mỗi giảng viên trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng, phương pháp sư phạm của người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn.  

Trong cuộc sống đời thường, Thầy luôn gần gũi, yêu thương, hòa đồng với mọi người; thường xuyên thăm hỏi, động viên các giảng viên trong Khoa, đặc biệt là các giảng viên trẻ, giảng viên mới để họ từng bước tiến bộ, trưởng thành. Thầy luôn gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của Khoa, đặc biệt là hoạt động đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. Là thành viên Lực lượng 47 của Học viên, Thầy luôn chủ động nghiên cứu nắm bắt âm mưu, thủ đoạn, nội dung chống phá của các thế lực thù địch, sử dụng những luận cứ, luận chứng khoa học sắc bén để vạch trần những quan điểm, tư tưởng sai trái, cơ hội, thù địch, góp phần nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác cách mạng, định hướng tư tưởng, củng cố lòng tin cho cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ, người lao động trong toàn Học viện, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch.

Với những cống hiến to lớn và kết quả tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ, Thầy Nguyễn Đình Phương đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng tặng nhiều bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác. Thầy luôn là tấm gương sáng, mẫu mực, giản dị để mỗi giảng viên, học viên học tập và noi theo.  

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), với lòng tôn kính và sự biết ơn sâu sắc đối với những công lao to lớn và sự tận tụy, tâm huyết của Thầy trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xin được kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe, tràn đầy nhiệt huyết để cùng tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Học viện Lục quân anh hùng trong hệ thống các nhà trường Quân đội và quốc gia./.


Tác giả: KMLNTTHCM. Tô Quốc Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 23 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?