Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 275
Tháng 10 : 18.614
Tháng trước : 66.035
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong vận dụng phương pháp dạy học tích cực của Khoa Tin học - Ngoại ngữ

Thực hiện chủ trương Học viện Lục quân về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo, Khoa Tin học - Ngoại ngữ đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, đặc biệt là tổ chức thành công các buổi hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong vận dụng phương pháp dạy học tích cực cho giảng viên, mang lại kết quả khả quan.  Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện còn một số hạn chế: đó là, trình độ, kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, thiết kế bài giảng điện tử của các giảng viên chưa đồng đều, chưa đi sâu khai thác đầy đủ những tiện ích của công nghệ thông tin với tư cách là nhân tố “đột phá”. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong vận dụng phương pháp dạy học tích cực cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tăng cường bồi dưỡng cho giảng viên về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong vận dụng phương pháp dạy học tích cực đối với hai Bộ môn tin học, ngoại ngữ do Khoa đảm nhiệm 

Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực của giảng viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Yêu cầu đặt ra là Khoa cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi và làm tốt công tác bồi dưỡng giảng viên thực hiện biên soạn bài giảng theo phương pháp dạy học tích cực thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin gắn với đổi mới các khâu của quy trình dạy học. Để thực hiện tốt nội dung này, Khoa chủ động tổ chức các buổi tập huấn, tham luận về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích cực. Bên cạnh đó, Khoa làm tốt công tác tham mưu, đề nghị Học viện cử giảng viên tham gia các lớp tập huấn về phương pháp dạy học hiện đại do Cục Nhà trường, hoặc các Học viện, nhà trường có uy tín trong và ngoài quân đội tổ chức.

Khoa tổ chức tập huấn về phương pháp dạy học tích cực

Hai là, tăng cường xây dựng bài giảng điện tử nhằm đẩy mạnh quá trình dạy học theo phương pháp dạy học tích cực đối với hai Bộ môn tin học, ngoại ngữ trên môi trường số

Xây dựng bài giảng điện tử được xem là một hoạt động thiết thực, góp phần bổ sung thêm kho học liệu số của Học viện, bảo đảm sự phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức. Thông qua việc tự nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử, giảng viên các bộ môn đã nỗ lực làm chủ được công nghệ, thay đổi theo phương pháp dạy học tích cực.

Để xây dựng nguồn bài giảng điện tử có chất lượng tốt, yêu cầu giảng viên làm tốt nhiều nội dung liên quan, như: bố cục video bài giảng khoa học, nội dung, phương pháp, hoạt động học tập. Đồng thời, công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong một bài giảng điện tử. Đây là yếu tố làm cho bài giảng trở nên sinh động và cuốn hút. Để nâng cao hiệu quả nội dung này, giảng viên cần thành thạo một số phần mềm thông dụng để biên soạn bài giảng, như: phần mền ISpring Suite tích hợp với PowerPoint, Quizz Maker , Camtasia, Adobe Premiere, OBS Studio Adobe Illustrator, Canva…

Khoa tổ chức tập huấn các phần mềm xây dựng bài giảng điện tử

Ba là, nâng cao tính chủ động học tập của học viên 

Phương pháp học tập tích cực theo xu thế giáo dục hiện đại là chủ động, sáng tạo, chuyển từ “thụ động” sang “chủ động” một cách tích cực, sáng tạo. Trong đó, xây dựng cho học viên nhận rõ việc chủ động học tập là một nhân tố quan trọng nhất quyết định kết quả học tập. Do đó, để nâng cao hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông trong dạy học tích cực, cần giáo dục nhận thức cho học viên về vấn đề này.

Giảng viên tuân thủ thực hiện quy trình các bước của môn học. Đó là, trước khi bắt đầu mỗi môn học, giảng viên phổ biến yêu cầu học tập cho học viên, gồm yêu cầu chung của môn học; yêu cầu cụ thể của từng chương mục, bài học. Đồng thời, giảng viên chỉ ra phương pháp học cụ thể, đặc thù của môn học và cung cấp cho học viên phương pháp học liên quan. Trong bài giảng, trước và sau mỗi bài học, giảng viên cung cấp hệ thống câu hỏi và bài tập ôn tập kiên thức bài học để học viên ôn luyện. Để học viên nâng cao chất lượng học tập, giảng viên cung cấp cho học viên bài giảng điện tử, nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề đó để học viên có thể tham khảo. Trong quá trình học viên làm bài tập, giảng viên cần có sự đôn đốc, nhắc nhở và giúp đỡ khi học viên cần sự định hướng. Cuối cùng giảng viên cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả công khai và khách quan của môn học.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong vận dụng phương pháp dạy học tích cực đối giảng viên Khoa Tin học - Ngoại ngữ, Học viện Lục quân đã mang lại những kết quả tích cực, gớp phần nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ của các đối tượng học viên. Trong thời gian tới, Khoa Tin học - Ngoại ngữ cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và thực hiện các giải pháp trên một cách triệt để, nhằm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ của các đối tượng học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Học viện, sớm thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng Học viện Lục quân thông minh, hiện đại đến năm 2030, tầm nhìn 2045”./.


Tác giả: KTHNN. Lê Đình Kiểm
Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?